Tôi đăng ký KCB ban đầu ở BV ĐK Hoàng Viết Thắng, nếu lúc đi khám tôi muốn chuyển lên tuyến trên để khám, thì chuyển lên bệnh viện nào mà không bị trái tuyến? Khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên chi phí khám chữa bệnh thanh toán như thế nào?
Hiện nay gần khu vực nhà tôi có một người tổ chức khám chữa bệnh với hình thức mê tính dị đoan. Cho hỏi trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào? Trân trọng kính chào.
Hàng ngày, Bệnh viện Thanh Vũ MEDIC chúng tôi đã thực hiện việc thanh toán chi phí BHXH cho tất cả bệnh nhân tham gia BHYT đến khám và điều trị tại bệnh viện. Hỏi:
1. Chúng tôi sẽ xuất hóa đơn tài chính cho bệnh nhân và phần tiền quyết toán chi phí với cơ quan BHYT như thế nào? tại thời điểm nào? Bởi vì hàng ngày chúng tôi đã phát sinh doanh thu và chi phí đối với việc khám và điều trị cho bệnh nhân, nhưng chúng tôi chưa thực thu được phần tiền phải thu lại từ cơ quan BHYT.
2. Tuy rằng quyết toán chi phí theo mỗi quý, nhưng chúng tôi luôn nhận được bản quyết toán chi phí trễ từ cơ quan BHYT. Vậy việc thực hiện xuất hóa đơn theo mỗi lần quyết toán nó sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của mỗi tháng không tương xứng với nhau.
3. Chúng tôi mong Cục Thuế hướng dẫn các hóa đơn tài chính mà chúng tôi đã xuất của Quý I/2012 sẽ xử lý ra sao? (chúng tôi xuất theo đúng doanh thu của bệnh viện theo từng ngày, nhưng cơ quan BHYT yêu cầu hóa đơn tại thời điểm quyết toán theo quý).
Theo Thông tư số 151 các khoản chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn lao động, ốm đau có được tính là chi phí được trừ.
Vậy khoản chi hỗ trợ người lao động và gia đình người lao động khám chữa bệnh có được tính là chi phí được trừ không?
Đối với những trường hợp bệnh nặng, người tham gia bảo hiểm y tế không điều trị tại tuyến y tế cơ sở mà đi thẳng lên tuyến trên để điều trị thì quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho những trường hợp này như thế nào?
Ngày 20/01/2014, chị Nguyễn Thị T đưa con trai là M (4 tuổi) đến bệnh viện K để khám vì đau ruột thừa. Cháu M đã ngồi đây từ sáng nhưng vẫn chưa được vào khám vì chị T không mang theo thẻ bảo hiểm y tế và không có tiền để đóng phí khám bệnh. Tuy nhiên, sau khi được thông báo, Giám đốc bệnh viện K đã ra giải quyết vụ việc và tạo điều kiện cho M được khám bệnh. Chị T đề nghị cho biết hành vi cản trở, không khám chữa bệnh cho trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Bố tôi bị đau dạ dày vào trực tiếp bệnh viện 198 cấp cứu, mà không làm thủ tục chuyển viện, như vậy thì chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán như thế nào? Bố tôi có giấy hẹn tái khám của bệnh viện, nếu đi tái khám cũng tại bệnh viện 198 thì bảo hiểm y tế thanh toán bao nhiêu phần trăm?
Bà tôi có thẻ BHYT cho người cao tuổi, đang điều trị nội trú tại trạm y tế xã, vậy bà tôi xin giấy giới thiệu từ tuyến xã để lên khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh mà không phải qua bệnh viện tuyến huyện có được không?
Đang lưu thông trên đường, tôi có gây tai nạn cho một người. Sau đó, tôi đã gọi xe đưa bà đi viên kiểm tra, chụp nhưng không việc gì, về nhà người chỉ đau do va đập xuông đất. Tôi có găp gia đình xin lỗi và xin bồi thường về chi phí khám chữa bệnh, nhưng con trai bà đòi 40 triệu đồng nếu không thì đưa ra tòa. Tôi muốn hỏi: Chi phi hợp lý tiền khám chữa bệnh được hiểu như thế nào?
Người mua BHYT chỉ được khám bệnh ở nơi mình tham gia BHYT, nếu người tham gia BHYT đến địa bàn khác khám bệnh thì có được thanh toán chi phí không? Tại sao vào Thứ bảy, Chủ nhật, người có thẻ BHYT đi khám bệnh lại không được thanh toán BHYT?
Người tham gia BHYT được phép khám bao nhiêu hạng mục trong 1 lần khám bệnh? Phải trả theo tỷ lệ như thế nào trong 1 lần khám bệnh khi nằm viện đúng tuyến và khác tuyến? Khi người có thẻ BHYT đến địa phương khác, bị bệnh, phải đi khám bệnh hoặc nhập viện thì có được thanh toán BHYT không?