Qua Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 437/TTĐT-TTPA ngày 5/7/2012 của ông Bùi Hoàng Việt ở địa chỉ email dxm.bui@yahoo.com đề nghị hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Trong phần Phụ lục của Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 có dòng viết "Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố nêu tại vùng II) là thuộc vùng III cũng như nội dung của Điểm c, Khoản 1, Mục II, Thông tư số 23/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2008" và nội dung "Khoản 3 Điều 2 và Ý thứ nhất Điểm III của phụ lục kèm theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ". Hiện tại, địa bàn Tp Lạng Sơn có thuộc diện được vào danh sách vùng III như nội dung các văn bản trích dẫn nêu trên hay không? Khi thực hiện điều chỉnh Dự toán xây dựng công trình đối với các công trình trên địa bàn thuộc địa giới hành chính của Tp Lạng Sơn có được đưa vào khu vực thuộc diện vùng III như theo quy định của các văn bản trích dẫn như trên hay không, hay là áp dụng theo các khu vực vùng IV theo các huyện và địa bàn còn lại?
Chúng tôi đang Thẩm tra một số bộ Hồ sơ điều chỉnh bổ sung Dự toán theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 và Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008. Hồ sơ thiết kế đã được đơn vị Tư vấn thẩm tra theo bộ Định mức 24-33/2005 do Bộ xây dựng ban hành và Bộ Đơn giá số 19/2006 do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành ngày 26/11/2006. Trong quá trình thiết kế lập dự toán và Thẩm tra đơn vị thiết kế và Đơn vị thẩm tra (Kết quả thẩm tra ra ngày 29/6/2007)Dự toán không áp dụng hệ số điều chỉnh Nhan công theo mức phụ cấp khu vực hướng dẫn tại Công văn số 183/2007/HD-UBND-KT ngày 06/3/2007 đối với các địa bàn thuộc khu vực có hệ số phụ cấp 30% trên mức tiền lương tối thiểu với công tác Xây dựng là 1,028 và với công tác Lắp đặt là 1,026, mà tính tất cả bằng 1. Nay trong quá trình tiến hành điều chỉnh bổ sung Dự toán theo tinh thần Thông tư 03 và Thông tư 09/2008 như đã nêu. Đơn vị chúng tôi có cần thiết phải đưa hệ số phụ cấp khu vực vào Dự toán điều chỉnh không? Nếu giữ nguyên theo Thiết kế và Thẩm tra đã dược phê duyệt có được không?
Cũng trong tình huống như nội dung trên. Khi Đơn vị thiết kế lập dự toán và Đơn vị Tư vấn thẩm tra thiết kế áp dụng Định mức tỷ lệ chi phí theo Quyết định số 10/2005 và 11/2005/QĐ-BXD về ban hành Định mức chi phí thiết kế và Chi phí tư vấn... Nay khi tiến hành thẩm tra dự toán điều chỉnh bổ sung theo Thông tư 03 và Thông tư 09/2008/TT-BXD và Thông tư 05/2009/TT-BXD (thời điểm Quý I năm 2009) có được sử dụng hệ thống Định mức tỷ lệ chi phí Tư vấn theo Công văn 1751/2007 cho các khoản mục chi phí Tư vấn không?
Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn tỉnh Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Việc cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc sẽ sử dụng 100% kinh phí lấy từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (được trích lập từ hoạt động dịch vụ tư vấn thiết kế của Viện). Nguồn vốn này không có trong danh mục “Nguồn vốn đầu tư” được xác định theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ông Vương hỏi, đơn vị của ông có được áp dụng tương tự như nguồn vốn đầu tư là “Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước” theo điểm b, khoản 1, Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP nêu trên không? Đơn vị có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh kế - kỹ thuật, Kế hoạch đấu thầu... cho công trình này không?
Bà Trần Thị Cẩm Vân (ttcamvan.81@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có quy định: “Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Còn trong Điều lệ Công ty của bà Vân đã được phê duyệt quy định, chủ sở hữu có quyền "quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất".
Trong trường hợp công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước sử dụng nguồn vốn của Công ty để đầu tư các dự án thì có phải báo cáo chủ sở hữu là UBND tỉnh về chủ trương và quy mô đầu tư không?
Theo Quyết định số 1803/QĐ-UBND, ngày 27/5/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện KCHKM năm 2015 trên địa bàn tỉnh, có hỗ trợ 30% tổng GTXL,cho các xã hoàn thành NTM GĐ: 2011-2015; 2016-2020 sau 2020 và các xã, phường, thị trấn không thuộc XD NTM. Theo chính sách của QĐ này có áp dụng theo cơ chế đặc thù không? các xã, phường, thị trấn không thuộc XD NTM có áp dụng theo cơ chế đặc thù không?
Căn cứ Công văn số 1044/BXD-KTXD, ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng Chương trình 135 thì yêu cầu Ủy ban Dân tộc Căn cứ Thông tư 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và các quy định hiện hành để hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện. Trong khi chờ đợi hướng dẫn thì có được áp dụng các chi phí đầu tư xây dựng công trình theo thông tư nêu trên được không ?. Hiện nay một số địa phương cho rằng thông tư nêu trên đã hết hiệu lực từ năm 2010, như vậy là đúng hay sai ?. Mong Sở Xây dựng trả lời giúp. Trong khi chờ đợi xin chân thành cảm ơn.
Ở tỉnh Kon Tum có 08 huyện (Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Hà) và thành phố Kon Tum. Khi đơn vị lập dự toán, áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác cho 08 huyện (kể cả các xã thuộc huyện) và thành phố với hệ số là 2,5 thì đúng hay sai?
Nếu ở huyện Đăk Tô (và 07 huyện khác nữa) còn có các xã như Kon Đào, Đăk Trăm …. thì áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác với hệ số là 2,5 hay 2?
Xin Sở Xây dựng giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán XDCT- Phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán XDCT - Phần lắp đặt (sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực từ ngày 26/12/2012; tại thời điểm 02 Quyết định này có hiệu lực; Đơn vị lập dự toán (thời điểm lập dự toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 01/03/2013) không vận dụng theo Định mức mới này; thì khi công trình thi công hoàn thành (thời điểm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng 01/11/2013), đơn vị Thanh tra vào Thanh tra công trình này, có được cắt bỏ những công tác áp dụng đơn giá hay định mức cũ (đã chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất) thay lại định mức mới không? (chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất ).
Tại mục 1 - Điều 5 - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ có nói: "Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư". Vậy cho tôi hỏi "Đối với các dự án khác" được nêu trên thì không phải lập Báo cáo đầu tư nhưng có cần phải xin chủ trương đầu tư hay không?
Công ty Điện lực Quảng Ninh được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc giao làm Chủ đầu tư của dự án công trình cải tạo và xây dựng lại Nhà Hội trường của Công ty. Dự án là công trình dân dụng, cấp III, có Tổng mức đầu tư là 8 tỷ và chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nguồn vốn đầu tư do Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cấp (trích từ nguồn vốn khấu hao của Tổng công ty). Địa điểm xây dựng tại Quảng Ninh. Vậy cho chúng tôi hỏi trong trường hợp này:
1. Vốn đầu tư được hiểu là vốn Nhà nước ngoài ngân sách hay Vốn khác?
2. Nếu là vốn Nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng sẽ căn cứ theo Điều 13 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 hay Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ vì người quyết định đầu tư là Tổng công ty Điện lực Miền Bắc.
Qua tham khảo Quyết định 957/2009/QĐ-BXD tôi có một số vấn đề chưa được rõ, cụ thể:
1. Chi phí lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 10.000.000 đồng;
2. Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng;
3. Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng.
Vì vậy tôi muốn hỏi mức tối thiểu như đã nêu trên là đã có hay chưa có thuế giá trị gia tăng?
Chúng tôi là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, được UBND tỉnh Đồng Nai giới thiệu địa điểm để đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với các thông số chính như sau:
- Quy mô dự án: 43ha, đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 12/2008.
- Tổng mức đầu tư: Khoảng 1.900 tỷ, trong đó:
+ Giai đoạn 1: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục nhà ở liên kế, nhà ở biệt thự: Tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng do Chủ đầu tư cấp 1 (chúng tôi) thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2009 đến 2015.
+ Giai đoạn tiếp theo: Đầu tư phần nhà ở còn lại (bao gồm chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự) với tổng mức đầu tư ước tính 1.350 tỷ đồng bằng cách chuyển nhượng đất đã có hạ tầng cho các Chủ đầu tư cấp 2 thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2012 đến 2020.
Hiện tại, chúng tôi đang trình các Sở ban ngành của tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép đầu tư và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở giai đoạn 1 theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng có một số vướng mắc như sau:
+ Về gửi hồ sơ xin cấp phép đầu tư: Sở Kế hoạch đầu tư trả lời theo Công văn số 412/BXD-HĐXD ngày 18/3/2009 của Bộ Xây dựng gửi Sở KHĐT tỉnh Đồng Nai về thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ. Hiện nay, Sở Kế hoạch chỉ thực hiện đăng ký đầu tư (không cấp giấy phép đầu tư).
+ Về gửi hồ sơ xin tham gia ý kiến về TKCS: Sở Xây dựng từ chối tiếp nhận do thiếu “Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” (theo quy định tại Công văn số 751/SXD-TĐ ngày 16/6/2009 của Sở Xây dựng Đồng Nai).
Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng:
1) Dự án của chúng tôi thuộc nhóm A (1.900 tỷ đ) hay nhóm B (550 tỷ đ) vì thực tế chúng tôi chỉ thực hiện giai đoạn 1 (550 tỷ) còn giai đoạn tiếp theo thuộc trách nhiệm của các Chủ đầu tư cấp 2.
2) Nếu chỉ thực hiện Đăng ký đầu tư theo hướng dẫn của Sở KHĐT thì căn cứ pháp lý nào để thể hiện chúng tôi được giao làm chủ dự án nêu trên.
3) Theo quan điểm của Sở Xây dựng thì“Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” để Sở Xây dựng có cơ sở tham gia ý kiến về TKCS là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư có phù hợp không? Vì Giấy CNQSDĐ chỉ được cấp khi hoàn thành công tác đền bù giải tỏa.
Do chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nên công tác đền bù giải tỏa chỉ được thực hiện khi dự án đầu tư được duyệt và cấp phép đầu tư (tức là công tác thẩm tra/tham gia ý kiến về TKCS phải có trước khi tiến hành đền bù giải tỏa).
Tôi đang phụ trách công tác ĐTXD Điện lực, vừa qua Công ty Điện lực, đơn vị cấp trên của Điện lực có tổ chức kiểm tra công tác thực hiện các quy định về đầu tư xây dựng tại Điện lực, kết quả có những vướng mắc nhờ Bộ Xây dựng tư vấn thêm cho tôi:
Theo qui định của Công ty Điện lực trước khi lập BCKTKT (các dự án ≤ 15 tỷ) Điện lực phải lập Phương án đầu tư trong đó thể hiện phương án đấu nối lưới điện, khối lượng dự kiến đầu tư, khái toán, hiệu quả đầu tư của dự án trình Công ty và Công ty có văn bản chấp thuận, trên cơ sở đó Điện lực giao cho Ban QLDA tại điện lực triển khai thuê đơn vị tư vấn lập BCKTKT và trình Điện lực phê duyệt BCKTKT. Khi quyết định phê duyệt BCKTKT có giá trị lớn hơn giá trị khái toán của phương án đầu tư thì theo quy định về ĐTXD Ban QLDA Điện lực có phải làm văn bản xin ý kiến của Điện lực hay Công ty Điện lực hay không?