Tôi cho 1 người quen vay 450 triệu đồng nhưng không có giấy tờ thỏa thuận. Tôi có bằng chứng là 1 đoạn video quay việc người đó xác nhận đã nhận số tiền trên. Sau 1 năm tôi vẫn chưa được hoàn trả số tiền đã cho vay, vậy tôi có thể khiếu kiện được hay không? Người vay tiền có phải chịu trách nhiệm pháp lý nào không?
Cho tôi hỏi cá nhân không có kinh doanh dịch vuh cầm cố - thế chấp, có được quyền nhận thế chấp GCNQSDĐ và nhà của cá nhân khác để cho vay tiền với lãi suất là 3,5%/ tháng hay không? Nếu được thì thủ tục phải làm như thế nào?
Vừa qua tôi có cho bạn vay với số tiền là 200 triệu đồng để giải quyết công việc riêng. Vì là bạn thân nên tôi đã không ghi giấy nợ. Vừa qua, bạn tôi đã bán nhà không ở chỗ cũ nữa và số điện thoại của tôi thì bị đưa vào chế độ chặn cuộc gọi. Trong trường hợp không có giấy ghi nợ mà chỉ có giấy chuyển tiền của ngân hàng gửi cho nhân viên của bạn tôi. Nếu như bạn tôi bỏ trốn và chỉ có nhân viên của bạn tôi là người nhận tiền làm chứng thì tôi có thể làm gì để đòi lại số tiền trên?
Hiện tại tôi có cho một đôi vợ chồng vay số tiền là 10 triệu đồng, có viết đơn vay nợ có chữ ký của cả 2 bên vay và cho vay. Trong đơn vay nợ có điều khoản nếu 2 vợ chồng không trả nợ đúng hạn vì bất cứ lý do gì, thì sẽ phải bồi thường cho tôi số tiền gấp đôi và chấp nhận nhờ pháp luật giải quyết tranh chấp. Nhưng hiện tại hai vợ chồng đó đi khỏi địa phương, tôi đã cố gắng liên lạc nhưng không được.Vậy nếu tôi muốn kiện họ thì kiện ở đâu và kiện như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp.
Mẹ tôi có cho người quen mượn 3 cây vàng 4 số 9 và có cam kết sẽ trả nếu khi mẹ tôi cần. năm 2010 mẹ tôi có cho vợ chồng người đó mượn thêm số tiền là 400 triệu để kinh doanh. Sau đó năm 2012 thì mẹ tôi có cho vợ chồng họ mượn dùm của người thân cho họ vay khoảng 400 triệu nữa và họ hứa sẽ trả. Nhưng đến khi đòi thì họ nói chưa có tiền trả và họ nói hàng tháng sẽ trả lãi. nhưng đến giờ mẹ tôi vẫn khồng nhận được tiền trả gốc và lãi như họ hứa. Sau đó mẹ tôi có nói với người đó số tiền nợ mà 2 vợ chồng đó đã mượn là chừng đó và bà vợ xác nhận số tiền trên là đúng và có ký. Vậy cho tôi hỏi nếu họ vẫn không trả tiền thì chúng tôi kiện ra tòa với bằng chứng mà người vợ ký đó có phù hợp không?
Vào tháng 11/2012 tôi có mượn chị A 20 triệu đồng. Mỗi tháng đóng tiền lãi là 4 triệu đồng. Cho đến tháng 11/2013 vì kinh tế khó khăn nên tôi không có khả năng đóng lãi nên có xin ngừng đống lãi chỉ trả vốn nhưng chị A không đồng ý và ép buộc tôi phải ghi giấy nợ 20 triệu đồng với tiền lãi của 2 tháng là 28 triệu vào tháng 1/2014. Nhưng vì không có khả năng trả nên tôi phải bỏ nhà đi trốn nợ, chị A đã cho đàn em đến nhà quậy.
Vậy cho tôi hỏi tôi có thể kiện chị A cho vay nặng lãi không? Và nếu được thì làm đơn thế nào và gửi ở đâu?
Năm ngoái tôi có cho 1 người bạn vay tiền để kinh doanh với số tiền: 1 tỷ lãi suất 1.5 % 1 tháng. Hiện tại người bạn tôi không trả tiền gốc và lãi cho tôi, họ quay sang nộp đơn tố cáo tới công an vì tôi cho vay với lãi suất cao? Trường hợp của tôi có đủ yếu tố cấu thành nên tội cho vay nặng lãi hay không?
Tôi có vay người bạn số tiền là 10 triệu VND,với lãi suất 5%/tháng, vậy cho tôi hỏi bên cho vay có vi phạm pháp luật không? Nếu bên cho vay kiện tôi ra tòa thì tỏa sẽ giải quyết ra sao?
Xin chân thành cám ơn!
Hiện tôi đang là một công chức và có cho một người hàng xóm vay tiền, có tính lãi suất và giấy vay nợ với số tiền là 20 triệu đồng với thời hạn 3 tháng. Tôi có yêu cầu người đó thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay, nhưng người đó nói là không có tài sản nên đã đưa cho tôi một giấy ủy quyền của bố mẹ anh ta cho tôi, nhưng giờ tôi mới phát hiện ra đó là giấy ủy quyền quyền sử dụng đất của ngôi nhà mà gia đình anh ấy đang ở cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay nợ này đã chấm dứt. Hôm qua tôi mới gọi điện để đòi tiền anh ta, anh ta có vẻ khó chịu. Như vậy, nếu tôi khởi kiện ra Tóa án thì bố mẹ anh ấy có phải chịu trác nhiệm gì không? Và về phía tôi, việc tôi cho vay lãi có bị ảnh hưởng gì đến công việc của tôi không?
Sau khi về hưu, tôi có tiết kiệm được một khoản tiền. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi muốn thường xuyên cho người khác vay tiền lấy lãi có cần đăng kí kinh doanh không? (Nguyễn Văn Chung - Hà Nội)
Ngân hàng (A) cho Công ty TNHH 1 TV (B) vay 300 trđ, tài sản đảm bảo cho khoản vay là 02 chiếc xe ôtô được hình thành từ vốn vay. (C) là nhà cung cấp 02 chiếc xe cho (B). Trong hợp đồng mua bán giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như sau: 1/ Phối hợp với (A) theo dõi đôn đốc (B) trả nợ vay đúng hạn cho (A). 2/ Nếu (B) chậm thanh toán cho (A) với bết kỳ lý do gì thì (C) có quyền thu hồi xe của (B) để phát mại thu hồi nợ cho (A). Số nợ của (B) tại (A) chưa trả và đã quá hạn trả nợ, (A) đã nhiều lần lập biên bản nhưng (B) vẫn không thực hiện trả nợ. Do (B) thiếu nợ Công ty TNHH (D) nên (B) đem 02 xe này cho (D) để làm đảm bảo. Hiện tại (B) đã bỏ chốn và đang bị Công an truy nã về tội lừa đảo ở vụ án khác, vụ án này không liên quan đến tài sản mà (B) thế chấp cho (A). (A) đã nhiều lần phối hợp với (D) thu hồi tài sản để (A) phát mại thu hồi nợ nhưng (D) không chấp thuận. (D) yêu cầu chỉ trả phần gốc, phần lãi do (B) hoặc (A) phải trả, yêu cầu này không được (A) chấp thuận. Ngân hàng (A) đã phối hợp với Công an nhưng không được giải quyết, (A) quyết định đưa vụ việc ra tòa án cấp có thẩm quyền xét xử.
Xin hỏi luật sư:
Nếu kiện thì (A) sẽ kiện ai: Kiện (B); (C) hay kiện (D)?
- Hiện nay, (B) đang bị truy nã; Tài sản (B) thế chấp cho (A) được hình thành từ vốn vay của (A) được công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định của phát luật.
- Hợp đồng mua bán xe giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như trên. Xin cảm ơn luật sư!
Kính gửi Luật sư Lê Xuân Hiệp Trước tiên tôi chân thành cảm ơn Luật sư đã quan tâm đọc câu hỏi và tư vấn cho tôi. Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và quy định của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ đối với loại cho vay tương ứng. Một số người hiểu rằng mức trần lãi suất nêu trên là áp dụng với cả lãi suất phạt (hoặc lãi suất quá hạn). Theo tôi, quy định như trên chỉ áp dụng đối với lãi suất cho vay thông thường, còn trong trường hợp một bên vi phạm cam kết thì phải chịu lãi suất phạt, nghĩa là mức lãi suất phạt này có thể lớn hơn 150% lãi suất cơ bản. Tôi hiểu như vậy có đúng không? Giả sử trong một Hợp đồng tín dụng, lãi suất áp dụng lớn hơn 150% lãi suất cơ bản thì hậu quả pháp lý thế nào? Hợp đồng tín dụng đó sẽ bị vô hiệu (do vi phạm điều cấm của pháp luật) hay chỉ bị vô hiệu một phần (chỉ vô hiệu điều khoản lãi suất)? Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong chờ câu trả lời của luật sư!
Kính gửi luật sư Trong 2010 công ty em có cho công ty H vay một số tiền. Đến kỳ thu lãi vay công ty H yêu cầu công ty em xuất hóa đơn tài chính. Hỏi theo quy định công ty em có được xuất hóa đơn hay không, hay chỉ hạch toán số lãi vay này vào thu nhập khác, không xuất hóa đơn. Nếu phải xuất hóa đơn thì thuế xuất thuế GTGT cho trường hợp này tính như thuế nào. Xin luật sư giải đáp giúp. Trân trọng cảm ơn.
Tôi là công nhân nhà máy, người hàng xóm muốn vay tôi 200 triệu để làm ăn, sẽ viết giấy vay nợ thế chấp bằng sổ đỏ đứng tên của người đó. Tôi xin hỏi là cá nhân tôi có được cho vay thế chấp bằng sổ đỏ hay không, nếu được thì giấy vay nợ phải như thế nào để đúng luật, có thể có người làm chứng nhưng có bắt buộc cần phải chứng thực ở UB phường hay phòng công chứng hay không. Nếu sau ngày hẹn trả mà người vay không trả được thì người vay có bị cưỡng chế để trả nợ cho tôi hay không.
Thời gian gần đây tôi nghe thông tin trên mục “Trợ giúp pháp lý” của Đài phát thanh huyện Vĩnh Bảo được biết Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số đối tượng vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vậy mức lãi suất cho vay này được giảm xuống bao nhiêu % và đối tượng nào được hưởng?
Gia đình bà Trần Kim Ngoạ (tỉnh Đồng Tháp) vay vốn theo chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hồng Ngự để cho người con lớn đi học. Hiện người con này chưa có việc làm, nhưng gia đình vẫn trả lãi khoản vay đầy đủ. Vừa qua, gia đình tiếp tục vay vốn cho người con thứ hai đi học. Khi bà Ngọa đến Ngân hàng nhận tiền thì được cho biết, phải trừ tiền nợ gốc khoản vay của người con lớn thì gia đình mới được cho vay. Bà Ngọa hỏi, Ngân hàng giải quyết như vậy có đúng quy định không? Gia đình ông Trần Văn Tâm cũng vay vốn Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện từ năm 2012 và thực hiện trả lãi vay hàng tháng. Tuy nhiên, khi trả một phần nợ gốc, Ngân hàng yêu cầu gia đình phải thanh toán cả tiền lãi vay. Ông Tâm đề nghị giải đáp về cách tính và thu tiền lãi đối với khoản vay theo chương trình này?