Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Long, trụ sở 358 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng đang thực hiện quyết toán công trình xây dựng dân dụng do nhà thầu công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 203 thực hiện năm 2011. Trong quá trình quyết toán, công ty chúng tôi thắc mắc hai vấn đề sau liên quan đến việc xác định phụ cấp lưu động và không ổn định sản xuất trong đơn giá nhân công, cần xin ý kiến tham gia của Bộ Xây dựng:
1. Phụ cấp lưu động được tính trên cơ sở, theo Thông tư hướng dẫn nào?
2. Phụ cấp không ổn định sản xuất có được tính trong đơn giá nhân công hay không?
Theo đơn giá do nhà thầu lập để thanh quyết toán công trình có xác định phụ cấp không ổn định sản xuất. Tuy nhiên, theo Công ty chúng tôi được biết:
+ Trước năm 2005, chi phí tiền lương để xác định giá trị dự toán xây dựng làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu được áp dụng theo các qui định tại Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ và Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/01/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp xây dựng của Nhà nước, trong đó qui định các khoản phụ cấp lương có bao gồm hệ số phụ cấp không ổn định sản xuất được qui định là 10% (đối với các công trình không phải là dự án trọng điểm của nhà nước).
+ Từ năm 2005 đến nay, chi phí tiền lương để xác định giá trị dự toán xây dựng làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu được áp dụng theo các qui định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và các Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 quản lý lao động tiền lương trong các công ty nhà nước; Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động; Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút; Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực....Các văn bản nêu trên đã thay thế Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/01/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tại các văn bản này không còn qui định áp dụng khoản phụ cấp không ổn định sản xuất.
Như vậy, việc công ty chúng tôi (chủ đầu tư) xác định loại bỏ phụ cấp không ổn định sản xuất ra khỏi đơn giá tiền lương có đúng theo chế độ quy định hay không?
Qua Báo điện tử Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 634/PC-TTPA ngày 13/12/2013 của bạn đọc Ma Văn Hiền ở địa chỉ email hienlambinh@gmail.com hỏi về nội dung liên quan đến việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
Tôi đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng ở tỉnh và đơn vị chúng tôi có chức năng thực hiện thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán công trình.Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải vấn đề như sau:
Đầu tháng 7/2008 đơn vị chúng tôi có nhận thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán 01 công trình ở địa phương. Đối với kết quả thẩm tra dự toán, do tại thời điểm thực hiện thị trường giá các loại vật liệu xây dựng chủ yếu (thép tròn, thép hình, thép tấm, tấm lợp tole, xà gồ thép….) có biến động mạnh và công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 tại địa phương chưa kịp ban hành nên để đáp ứng yêu cầu và tiến độ công việc đơn vị tư vấn (thiết kế, thẩm tra) có chủ động áp dụng giá vật liệu xây dựng chủ yếu của công trình trên cơ sở công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 6/2008 có tính thêm yếu tố trượt giá thị trường và tham khảo thêm giá công bố của một số nhà sản xuất. Khoảng thời gian sau đó, khi kiểm tra lại thì phát hiện chênh lệch chung giá các loại vật liệu chủ yếu đã thực hiện trong kết quả thẩm tra có cao hơn công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 được ban hành vào tháng 8/2008 nhưng thấp hơn công bố giá tháng 8/2008 ban hành vào tháng 9/2008.
Như vậy, xin hỏi Bộ Xây dựng việc thực hiện tư vấn thẩm tra dự toán nêu trên của đơn vị chung tôi đối với trường hợp trên có phù hợp theo các quy định về quản lý đầu tư, quản lý chi phí được áp dụng tại thời điểm đó hay không? Sự chênh lệch giá vật liệu xây dựng chủ yếu làm tăng giá trị dự toán công trình được thẩm tra so với công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 ( khoảng 05% ) có bị kết luận là gây thiệt hại hay không?
1. Phương pháp xác định chi phí nhân công để xác định tổng mức đầu tư hay xác định dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau thời điểm ngày 01/7/2013 khi Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2013 có hiệu lực thi hành cần thực hiện như thế nào khi không có thang bảng lương vì Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành và khi đó việc áp dụng các bộ định mức và đơn giá xây dựng công trình cũng không có giá trị vì bậc thợ và hệ số bậc thợ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP không còn tác dụng. Do vậy việc xác định giá gói thầu đối với Chủ đầu tư là chưa thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn cụ thể nào từ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bằng văn bản đối với việc xây dựng thang bảng lương để làm căn cứ xác định chi phí nhân công trong dự toán hay trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Chúng tôi rất khó khăn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ở thời điểm hiện tại, do vậy chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chi phí nhân công ở thời điểm hiện tại.
2. Lương cơ bản LCB trong chi phí nhân công được các định theo Lương cơ sở hay xác định theo lương tối thiểu vùng và hệ số bậc thợ. Phụ cấp không ổn định sản xuất hiện nay có còn được tính không? Những vấn đề này được quy định tại văn bản nào?
3. Công thức xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá: có còn hiệu lực hay không? Nếu công thức điều chỉnh trên không còn hiệu lực thì cách xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá được xác định như thế nào?
Theo quy định Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình.
Trường hợp, đối với công trình cấp IV Chủ đầu tư có đủ điều kiện tự thẩm định và phê duyệt thiết kế, không cần thuê thẩm tra. Vậy, phí thẩm định trong trường hợp này lấy theo quy định nào, lấy bằng chi phí thẩm tra theo Quyết định số 957/QĐ-BXD 29/9/2009 của Bộ Xây dựng có đúng quy định không?
Tôi là Nguyễn Minh Tuấn hiện đang công tác tại một doanh nghiệp xây dựng thuộc Vinaconex.
Trong quá trình thực hiện các dự án công ty tôi có tổ chức khoán quản cho các Đội sản xuất trong đó đã xây dựng và ban hành các định mức nội bộ của công ty. So với định mức xây dựng đã được Bộ ban hành, trên cùng một mặt bằng (hoặc thấp hơn so với bộ) về trình độ nhân công, chủng loại máy thiết bị nhưng định mức nội bộ của Công ty thấp hơn so với định mức Nhà nước quy định.
Ví dụ: Định mức trong công tác lắp dựng cốp pha của nhà nước là 32 kg thép/100 m2. Nhưng nội bộ công ty 20 kg thép/m2; Định mức của Nhà nước đổ bê tông 3 công/ 1m3 còn của Công ty 2,5 công/ 1m3. Xin Bộ cho biết như đó có gọi là vi phạm chất lượng công trình không (Định mức ban hành thấp thì vật liệu sử dụng thấp, nhân công đầm bê tông thấp).
Phòng quản lý xây dựng công trình là đơn vị thay mặt cho Chủ đầu tư thẩm định các công trình, dự án được giao. Thay mặt Phòng quản lý xây dựng công trình tôi xin hỏi Bộ Xây dựng và các phòng ban chức năng trả lời một số thắc mắc như sau:
Đối với lệ phí thẩm định TKBVTC+DT trước đây được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính. Kể từ ngày 01/2/2012 Thông tư này được thay thế bởi Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính, tuy nhiên Thông tư này không quy định cụ thể lệ phí thẩm định TKBVTC+DT. Như vậy lệ phí thẩm định TKBVTC+DT có được tính theo chi phí thẩm tra TKBVTC+DT tại Công văn số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng hay không?
Đối với một số công trình Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thẩm tra TKBVTC+DT, nhưng Phòng quản lý xây dựng công trình vẫn phải thẩm định lại trước khi trình duyệt thì có được tính chi phí thẩm định TKBVTC+DT nữa hay không, nếu có thì áp dụng định mức như thế nào?
Tôi hiện đang công tác tại Công ty CP Xây dựng Phát triển Nhà - Địa chỉ số 78 Trần Nguyên Hãn - quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng.
Đầu năm 2012, công ty chúng tôi đã bàn giao công trình: Khu ký túc xá sinh viên trường Đại học Hải Phòng - Gói thầu 6A: Xây dựng nhà ký túc xá, nhà ăn; Chủ đầu tư: Trường Đại học Hải Phòng.
Trong quá trình làm quyết toán công trình, chúng tôi có thắc mắc kính mong Bộ Xây dựng giải đáp:
Trong tập Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng công bố theo VB số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của BXD; Chương III-Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi; phần Hướng dẫn áp dụng có ghi: "Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất, đoạn cọc không ngập đất hao phí nhân công, máy thi công nhân hệ số 0,75 so với định mức đóng cọc tương ứng. Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế."
Chúng tôi muốn hỏi Bộ Xây dựng: Đối với công tác ép cọc bằng máy, đoạn cọc không ngập đất, các hao phí nhân công, máy thi công, vật liệu có được tính không, nếu có thì được tính như thế nào?
Hiện nay tôi đang công tác tại một Ban quản lý dự án, trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng có một số vướng mắc nhờ quý Bộ giải đáp như sau:
1. Về thuế giá trị gia tăng đối với chi phí quản lý dự án:
- Theo Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ- BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng: “Chi phí quản lý dự án tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt”.
- Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo Văn bản số 1751/BXD- VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng: “ Định mức chi phí quản lý dự án được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt”.
- Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, tại khoản 2.3: “Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ % (định mức công bố tại bảng 1 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt. Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình xác định theo định mức tỷ lệ % (cùng tỷ lệ % sử dụng để tính toán chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư nói trên) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) của dự toán công trình được duyệt”.
* Vậy tôi xin hỏi: Với cách tính như trên, chi phí quản lý dự án được xác định theo Quyết định số 10/QĐ- BXD ngày 15/4/2005; Văn bản số 1751/BXD- VP ngày 14/8/2007 và Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa? Nếu chưa có thuế giá trị gia tăng, thì trường hợp chủ đầu tư thuê các tổ chức (tổ chức này phải nộp thuế giá trị gia tăng) thực hiện một số công việc quản lý dự án, các chi phí quản lý dự án này có được tính thêm thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước hay không?
2. Về các công việc tư vấn đầu tư xây dựng chưa có định mức công bố phải lập bằng dự toán: Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, tại khoản 3.1.7: “Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định này như: Lập báo cáo đầu tư; thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng; lập nhiệm vụ khảo sát; lựa chọn nhà thầu tư vấn; giám sát khảo sát xây dựng; tư vấn quản lý dự án … và các công việc tư vấn khác thì lập dự toán để xác định chi phí hoặc vận dụng mức chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện. Dự toán chi phí lập theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm theo Quyết định này”.
* Vậy tôi xin hỏi: Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, được đơn vị tư vấn lập thành dự toán chi phí theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm Quyết định số 957/QĐ- BXD, đã được chủ đầu tư phê duyệt và chấp nhận nghiệm thu thanh toán, nhưng Kho bạc nhà nước từ chối thanh toán với lý do các chi phí này không có định mức do nhà nước quy định. Việc từ chối thanh toán của Kho bạc nhà nước như vậy có đúng không?
Công ty chúng tôi có ký một hợp đồng thi công xây dựng công trình. Công trình chúng tôi thực hiện được căn cứ vào một số nội dung như sau:
1/ Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu công trình của UBND Tỉnh - tháng 2/2009. Trong quyết định nêu rõ: loại hợp đồng theo đơn giá.
2/ Hợp đồng được ký kết giữa CĐT và nhà thàu thi công XD vào tháng 5/2009. hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá.
3/ Thông tư 06/2007 về hướng dẫn hoạt động trong hợp đồng xây dựng.
Theo mục 2.6.2 của thông tư 06: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình thức theo thời gian quy định trong luật đấu thầu): ...
Tôi xin được hỏi như sau:
- Căn cứ các nội dung trên, hợp đồng xây dựng của chúng tôi được hiểu là hợp đồng theo đơn giá cố định có đúng không?
- Hợp đồng của chúng tôi có được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng theo thông tư 09/2008/TT-BXD không?
Qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Xây dựng nhận được phiếu chuyển văn bản số 376/TTĐT-BĐ ngày 09/6/2011 của công dân Trần Đăng Tuân với nội dung hỏi liên quan đến thẩm định chi phí nhân công và chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình.
Đơn giá xây dựng công trình phần xây dựng được xây dựng trên cơ sở định mức số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007. Trong phụ lục công tác bê tông định mức cấp phối vật liệu của định mức này chỉ quy định định mức cấp phối vật liệu bê tông của xi măng PC30 và xi măng PC 40. Hiện tại trên thị trường không có xi măng PC30, PC40 nên sử dụng xi măng PCB30, PCB40 để thi công. Như vậy, phải xử lý như thế nào để thanh quyết toán giá trị công trình cho nhà thầu mà không vi phạm pháp luật?
1. Theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20-7-2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình có quy định: “Chi phí thiết kế hệ thống công tơ được áp dụng định mức chi phí thiết kế của đường dây 22, 35kV và điều chỉnh hệ số: k=0,6”. Vậy hiện nay việc áp dụng chi phí thiết kế hệ thống công tơ theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14-8-2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình có còn áp dụng hệ số điều chỉnh như trên không? Nếu không áp dụng hệ số điều chỉnh k=0,6 thì định mức chi phí thiết kế hệ thống công tơ được áp dụng như thế nào?
2. Trong giai đoạn lập Kế hoạch đấu thầu, tôi đã phân chia Chi phí xây dựng trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thành giá trị gói thầu mua sắm vật tư (vật liệu) và giá trị gói thầu xây lắp để tổ chức đấu thầu 02 gói thầu là: gói thầu mua sắm vật tư và gói thầu xây lắp (theo yêu cầu của nhà tài trợ của dự án).
Trong đó: - Giá trị gói thầu mua sắm vật tư được tính như sau: đơn giá vật tư (vật liệu) nhân với số lượng (theo dự toán được phê duyệt);
- Giá trị gói thầu xây lắp được tính như sau: Là toàn bộ chi phí xây dựng trừ đi Giá trị của gói thầu mua sắm vật tư.
Nếu chia giá trị gói thầu như trên thì theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng giá trị gói thầu xây lắp này sẽ bao gồm cả giá trị trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm và thuế giá trị gia tăng tính theo giá trị vật liệu của gói thầu mua sắm vật tư; đồng thời giá trị gói thầu mua sắm vật tư sẽ không bao gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm và thuế giá trị gia tăng tính theo giá trị vật tư (vật liệu).
Vậy việc xác định giá trị 02 gói thầu trên có đúng không? Nếu không thì phải phân chia như thế nào?
3. Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng có quy định: “Công trình chiếu sáng đô thị thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật”. Nhưng tại phụ lục của Nghị định này thì Công trình chiếu sáng đô thị chưa được phân cấp và phân loại. Vì vậy việc áp định mức chi phí thiết kế của công trình chiếu sáng đô thị theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14-8-2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình được áp dụng như thế nào?
Hiện nay cơ quan tôi đang giai đoạn thực hiện thiết kế bản vẽ thi công và lập tổng dự toán nhà Kho chế biến gạo với công suất 25tấn/giờ. Trong nhà kho đó có lắp đặt một dây chuyền biến gạo công suất 25tấn/giờ, hiện nay lãnh đạo cơ quan đã chỉ định một công ty cơ khí chế tạo máy với nội dung gói thầu: Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị công nghệ (01 dây chuyền chế biến gạo công suất 25tấn/giờ).
1. Để có cơ sở thương thảo và ký hợp đồng với nhà thầu: Thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ chế biến gạo đó, cơ quan tôi có thuê một đơn vị tư vấn thẩm tra chuyên nghành về giá trị thiết bị công nghệ đó. Trường hợp này khi xác định chi phí dịch vụ thẩm tra giá trị thiết bị công nghệ, chúng tôi áp dụng theo Văn bản 1751/BXD-VP của Bộ xây dựng, chi phí thẩm tra dự toán được xác định theo định mức thẩm tra dự toán phần thiết bị chưa có thuế như vậy có đúng không? Cũng có ý kiến cho rằng phải lập dự toán chi phí thẩm tra hoặc Phí dịch vụ được thỏa thuận giữa hai bên theo quy định về thẩm định giá của Bộ tài chính?
2. Để ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến gạo nói trên chúng tôi xác định chi phí dịch vụ tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị theo văn bản 1751/BXD-VP, như vậy có đúng không hay phải lập dự toán để xác định chi phí?
Trong công văn 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng, Hạng mục vận chuyển đá dăm đen, bê tông nhựa từ trạm trộn đến vị trí đổ (định mức AD.27200) có tính cho cự ly 1,0 km; 2,0 km; 3,0 km; 4,0 km và 1km tiếp theo. Chúng tôi hiểu rằng khi tính vận chuyển cho cự ly > 4,0 km sẽ được tính bằng mức vận chuyển của 4,0 km (AD.2724) cộng với mức vận chuyển của 1km tiếp theo nhân với cự ly trừ đi 4 km. Ví dụ khi tính vận chuyển cho xe 10 tấn, cự ly 30 km được tính như sau:
4,0 km đầu = 2,85 ca (AD.27242)
26 km tiếp theo x 0,29 ca = 7,54 ca (AD.27252)
Tổng cộng = 10,39 ca
Có quan điểm cho rằng khi tính vận chuyển cho cự ly > 4,0 km sẽ được tính bằng mức vận chuyển của 1,0 km (AD.2721) cộng với mức vận chuyển của 1km tiếp theo nhân với cự ly trừ đi 1 km. Ví dụ khi tính vận chuyển cho xe 10 tấn, cự ly 30 km được tính như sau:
1,0 km đầu = 1,58 ca (AD.27212)
29 km tiếp theo x 0,29 ca = 8,41 ca (AD.27252)
Tổng cộng = 9,99 ca
Đề nghị Bộ Xây dựng cho biết cách tính nào là đúng?
Hiện nay tôi đang công tác tại Phòng Công Thương huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Tôi có một số vướng mắc trong công tác xây dựng cơ bản mong Bộ hướng dẫn cụ thể giúp tôi để tôi hoàn thành tốt công việc được giao.
1. Hiện nay tại địa phương (Bà Rịa – Vũng Tàu) các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải dùng tập Định mức được công bố theo Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 để làm cơ sở tính toán các chi phí QLDA và TVĐT XD CT.
Tuy nhiên trong khi sử dụng, chúng tôi gặp phải vướng mắc liên quan đến những quy định từ khoản 3.3 đến khoản 3.6 như sau:
- Khoản 3.3.1 quy định định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình được duyệt.
- Khoản 3.4.1 quy định Định mức chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra dự toán tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.
- Khoản 3.5.1 (3.5.2) quy định Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng (cung cấp vật tư thiết bị) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng (chi phí thiết bị) chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán gói thầu được duyệt.
- Khoản 3.6.1 (3.6.2) quy định Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng (lắp đặt thiết bị) tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng (chi phí thiết bị) chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.
Thực tế có những dự án gồm nhiều gói thầu khác nhau hoặc được phân kỳ đầu tư thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong những trường hợp đó, dự toán công trình, dự toán gói thầu và dự toán của cả dự án là khác nhau. Kính đề nghị Bộ Xây dựng giải thích việc sử dụng chi phí dự toán nào để xác định các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp này, cụ thể là tỷ lệ định mức chi phí cho một gói thầu sẽ được tính theo dự toán của cả dự án hay sẽ được tính theo dự toán của riêng gói thầu đó. Ví dụ dự toán chi phí xây dựng của cả dự án là 100 tỷ, dự toán xây dựng của một gói thầu là 50 tỷ, khi đó tỷ lệ định mức chi phí TVĐT XD CT của gói thầu sẽ xác định theo 100 tỷ hay theo 50 tỷ.
2. Hiện nay Sở Xây dựng chúng tôi được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn. Theo quy định hiện hành, Sở đã thành lập BQLDA có tư cách pháp nhân riêng. Sở cũng đã uỷ quyền phần lớn nhiệm vụ cho Ban QLDA, chỉ trừ 02 nội dung:
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán.
- Tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Toàn bộ chi phí quản lý dự án đều chuyển trực tiếp cho Ban QLDA.
Chúng tôi đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm trong trường hợp này, Sở Xây dựng có được hưởng chi phí thẩm định thiết kế - dự toán không và nếu có thì chi phí này được tính toán như thế nào.
Bộ Xây dựng đã nhận được Văn bản số 757/TTĐT-BĐ ngày 18/11/2008 của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ trả lời thư của công dân Phan Thanh Hùng, địa chỉ tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn lập dự toán Xây dựng công trình.