Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?

Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011? Việc phân định địa điểm lấy mẫu trong quá trình lấy mẫu nước được quy định như thế nào?

Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?

Căm cứ tại Mục 4 Phần 1 TCVN 6663-1:2011 quy định các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước như sau:

- Trong quá trình lấy mẫu nước và cặn đáy, các yếu tố rủi ro phải được tính đến, các yếu tố này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lấy mẫu.

Phải lưu ý phòng ngửa để tránh hít phải khí độc và nuốt phải các chất độc hại qua mũi, miệng và da. Người chịu trách nhiệm thiết kế chương trình lấy mẫu và thực hiện lấy mẫu phải đảm bảo những người tham gia lấy mẫu được thông báo các thông tin phòng ngừa cần thiết khi thực hiện lấy mẫu.

- Cần phải chú ý đến các quy định của quốc gia và/hoặc khu vực về an toàn và sức khỏe.

- Cần xem xét điều kiện thời tiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lấy mẫu, người lấy mẫu phải mặc áo phao và đeo dây an toàn khi lấy lượng mẫu nước lớn.

Trước khi lấy mẫu tại các vùng nước có phủ băng đá, phải kiểm tra cẩn thận địa điểm và mức độ băng yếu. Nếu sử dụng bình dưỡng khí dưới nước hoặc các phương tiện lặn khác, phải luôn kiểm tra và bảo dưỡng theo các tiêu chuẩn ISO hoặc tiêu chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo độ tin cậy.

- Thuyền và xuồng cao su dùng để lấy mẫu phải được duy trì ở tình trạng chắc chắn. Trong tất cả các vùng nước cần phải lưu ý đến các tàu chở hàng và thuyền đánh cá, ví dụ phải treo cờ mang tín hiệu cảnh báo cho các tàu thuyền, biết thực chất công việc đang được tiến hành.

- Lấy mẫu tại các vị trí không an toàn, phải tránh đến mức tối đa lấy mẫu tại các bờ sông không vững chắc. Nếu không thể tránh được, hoạt động lấy mẫu phải được một nhóm người tiến hành với các biện pháp phòng ngừa phù hợp, điều này tốt hơn khi để một người thực hiện.

Khi có thể, nên lấy mẫu từ trên cầu thay cho lấy mẫu từ bờ sông, trừ khi bờ sông đó là mục tiêu đặc biệt của nghiên cứu lấy mẫu.

- Đối với lấy mẫu theo tần suất hàng ngày, tiếp cận an toàn với vị trí lấy mẫu trong mọi điều kiện thời tiết là điều quan trọng hàng đầu.

Khi thích hợp, phải phòng ngừa nếu có mặt các mối nguy hại tự nhiên như các thảm thực vật, động vật có thể gây nguy hiễm cho sức khỏe hoặc an toàn cá nhân.

- Các chất nguy hiểm (ví dụ chai lọ đựng axi đậm đặc) phải được ghi nhãn rõ ràng.

- Tránh hoặc phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp khi lắp đặt dụng cụ và các thiết bị lấy mẫu trên bờ sông nơi dễ bị ngập lụt và sạt lở. Trong khi lấy mẫu nước, có rất nhiều tình huống khác nảy sinh cần phải phòng ngừa đặc biệt để tránh tai nạn.

Ví dụ một số loại nước thải công nghiệp có thể ăn mòn hoặc chứa các tác nhân dễ cháy hoặc độc hai. Những mối nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với cống rãnh cũng không được bỏ qua: đó có thể là khí, vi sinh vật, virut hoặc động vật như vi khuẩn .... hoặc giun sán.

- Phương tiện phòng chống hơi khí độc, máy thở, máy hồi sức cấp cứu và các phương tiện an toàn khác phải sẵn có khi lấy mẫu tại các địa điểm chứa không khí độc hại.

Hơn nữa, trước khi thực hiện lấy mẫu trong không gian kín, phải đo nồng độ oxy và bất cứ khí độc hoặc khí gây ngạt. Trong trường hợp lấy mẫu hơi nước nóng và thải nhiệt cao cần phải cẩn thận tuân thủ các bước đã được lặp trước sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu để loại trừ các mối nguy hại này.

- Lấy mẫu có chứa chất phóng xạ cần phải cẩn thận đặc biệt và bắt buộc sử dụng nghiêm túc các phương tiện kỹ thuật này.

- Sử dụng các phương tiện lấy mẫu dùng điện gần hoặc trong nước có thể gặp các mối nguy hiểm đặc biệt. Quy trình sử dụng, thiết kế vị trí lấy mẫu và bảo dưỡng thiết bị phải được lập kế hoạch cẩn thận sao cho để cho thể loại bỏ những mối nguy đó.

Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?

Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011? (Hình từ Internet)

Việc thu mẫu nước và kiểm tra trong quá trình lấy mẫu chủ yếu vì các lý do gì?

Tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Phần 1 TCVN 6663-1:2011 quy định việc thu mẫu nước và kiểm tra trong quá trình lấy mẫu chủ yếu vì các lý do sau đây:

- Để xác định giá trị của các thông số vật lý, nồng độ các chất hóa học, sinh học và phóng xạ liên quan theo không gian và thời gian.

- Với cặn đáy, để có được chỉ thị trực quan về bản chất của chúng.

- Để ước tính sự thay đổi liên tục của các đối tượng quan trắc;

- Để đánh giá các xu thế qua thời gian hoặc không gian.

- Để tuân thủ hoặc để đạt đúng chuẩn mực, tiêu chuẩn hoặc mục tiêu.

Việc phân định địa điểm lấy mẫu trong quá trình lấy mẫu nước được quy định như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 5.4 Mục 5 Phần 1 TCVN 6663-1:2011 việc phân định địa điểm lấy mẫu trong quá trình lấy mẫu nước được quy định như sau:

- Tùy theo mục tiêu đề ra, mạng lưới lấy mẫu có thể là tùy ý từ một điểm riêng lẻ đến toàn bộ vùng lưu vực sông. Một mạng lưới cơ bản trên sông có thể bao gồm các điểm lấy mẫu ở giới hạn vùng triều, nhánh sông chính và đường cống thải chính hoặc đường nước thải công nghiệp.

- Khi thiết kế mạng lưới lấy mẫu kiểm tra chất lượng, thông thường cần xét đến việc đo lưu lượng dòng chảy tại những vị trí then chót

- Phân định địa điểm lấy mẫu phải lấy được mẫu có khả năng so sánh. Trong nhiều tình huống lấy mẫu trên các dòng sông, địa điểm lấy mẫu có thể định vị chính xác bằng cách đối chiếu với các cảnh quan ở trên bờ.

- Trên cửa sông không có cây cối bao phủ, bờ biển, địa điểm lấy mẫu có thể định vị bằng cách tương tự liên quan đến các mục tiêu cố định dễ nhận biết. Khi lấy mẫu từ trên thuyền trong những tình huống này, nên dùng các phương pháp kỹ thuật để định vị địa điểm lấy mẫu. Đối chiếu bản đồ hoặc các dạng so sánh chuẩn khác sẽ có ích giúp đạt được điều này.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tã (bỉm) giấy trẻ em, sử dụng một lần theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584 : 2014 về Tã (bỉm) trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích và nguyên tắc về triệu hồi sản phẩm tiêu dùng - hướng dẫn người cung ứng là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10579:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích chính của TCVN 10532:2014 quy định phép thử độ ổn định ngang đối với tổ hợp ôtô con và rơ mooc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với tài liệu cơ bản phục vụ lập quy trình vận hành hồ chứa nước là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13998:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà vệ sinh công cộng cố định được bố trí tại các địa điểm nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13982:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng phải bảo đảm yêu cầu gì theo TCVN 13608:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp lấy mẫu cacbon dioxit trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6100:1996?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
304 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào