Tra cứu hỏi đáp xây dựng

Hỏi đáp pháp luật Cấp phép xây dựng, Làm sổ đỏ 18:03 | 30/08/2016
Tôi mua lại 1 phần mảnh đất của ông A, có giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đã làm nhà năm 1990; năm 1994 ông A bán 1 phần cho ông B; năm 2000, ông B bán 1 phần cho tôi. Mảnh đất tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Trước đó tôi có làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ, nhưng CB phường nói hiện tại chủ tịch phường đang bị bắt nên tất cả sổ đỏ đều bị treo không giải quyết Năm ngoái (2014), tôi có hỏi lại về vấn đề làm sổ đỏ thì CB địa chính phường nói rằng nhà tôi nằm trong quy hoạch treo từ năm 2000, theo luật mới (luật bỏ dự án treo) đã có thể làm sổ đỏ (đúng luật) được rồi nhưng phải chờ hướng dẫn của TP Hà Nội. Hiện nay, căn nhà cấp 4 của tôi đã quá xập xệ, tường nứt, vữa lở, ẩm mốc, dột =>ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe. Nay tôi muốn xây lại căn nhà này, nhưng ra xin giấy phép xây dựng thì CB quản lý xây dựng nói rằng không có sổ đỏ thì không xin được giấy phép xây dựng. Vậy tôi phải làm sao để có thể làm xây dựng được? Làm được sổ đỏ được? Chờ bao lâu? Người hỏi: Mai Thị Thanh ( 15:44 18/03/2015)
Hỏi đáp pháp luật Trình tự thủ tục cấp phép xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Nhà tôi có mảnh đất (có CNQSD đất ở đô thị) diện tích 37m2. Tôi muốn xây dựng 4 tầng, xin hỏi lệ phí xin cấp phép xây dựng hết bao nhiêu? Thủ tục hồ sơ và trình tự xin cấp phép xây dựng như thế nào? Xin cám ơn. Người hỏi: Ngô Thị Hương ( 14:58 05/01/2015)
Hỏi đáp pháp luật Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật 18:03 | 30/08/2016
Theo quy định tại Điều 4, mục 4 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về việc "Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật". Vậy tôi xin hỏi: Đối với đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) chủ đầu tư có thể tự lập thiết kế bản vẽ thi công (phòng tư vấn thiết kế của công ty thực hiện) và trình chủ đầu tư phê duyệt theo đúng quy định có được không?
Hỏi đáp pháp luật Phân cấp công trình xây dựng thực hiện như thế nào? 18:03 | 30/08/2016
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014, “Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cấp công trình thuộc dự án được xác định theo Quyết định đầu tư”. Đề nghị Quý Bộ cho biết đối với các dự án xây dựng công trình đã phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày Thông tư số 09/2014/TT-BXD có hiệu lực nhưng trong quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư không nêu rõ cấp công trình thì từ ngày 01/9/2014 (ngày Thông tư số 09/2014/TT-BXD có hiệu lực) cấp công trình này được xác định theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 hay Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014?
Hỏi đáp pháp luật Về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Khoản 1 Điều 50 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: “Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này”, tuy nhiên, trong thực tế thì công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế. Ông Đông hỏi, khi cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế mà chuyên viên không có chứng chỉ thiết kế (nghĩa là điều kiện năng lực không tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế) thì có vi phạm quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP không?
Hỏi đáp pháp luật Hỏi vê phân cấp công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Tôi có nghiên cứu về phân loại, phân cấp công trình theo Thông tư 10/2013/TT-BXD và thấy có vướng mắc như sau: Theo mục IV.6.4, bảng IV, phụ lục 1 của Thông tư 10/2013/TT-BXD thì Công trình kè bảo vệ bờ ven biển thuộc loại Công trình giao thông. Vậy xin hỏi Quý Bộ, Công trình kè bảo vệ cho đê biển, hoặc cho Nhà máy công nghiệp ven biển thì thuộc loại công trình gì và phân cấp theo tiêu chí nào?
Hỏi đáp pháp luật Thẩm tra dự toán xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Chúng tôi xin quý cơ quan giải đáp như sau: Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 13/2013/TT-BXD thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế công trình chuyên ngành. - Vậy có phải thẩm tra dự toán công trình không ? định mức thu phí thẩm tra thiết kế và dự toán như thế nào vì hiện nay Bộ Tài chính chưa hướng dẫn cụ thể. - Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thì phí thẩm tra có được thu theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng không ? - Trường hợp Chủ đầu tư không thuê tư vấn thẩm tra (cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải đóng dấu thẩm tra không, mẫu dấu thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Việc cấp chứng nhận phù hợp chất lượng công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Ngày 25/7/2013 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt: Thông tư số 10/2013/TT-BXD). Tại khoản 1, Điều 36 Thông tư 10/2013 quy định ‘‘Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2013 và thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; các nội dung về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 về hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng của Bộ Xây dựng’’. Tuy nhiên tại điểm b, khoản 1 và điểm c, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính Phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật nhà ở quy định ‘‘Làm thủ tục để được cấp chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng’’ Như vậy, sau ngày 09/9/2013 (ngày thông tư số 10/2013/TT-BXD có hiệu lực), các tổ chức, các nhân cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện cấp chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng chưa biết phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nào?
Hỏi đáp pháp luật Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
1. Theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 26 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 có quy định: “Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 45 Nghị định 15/2013/NĐ-CP”. Mặt khác theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 24 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định: “…. Số lần kiểm tra phụ thuộc vào quy mô và tính chất kỹ thuật của công trình nhưng tối đa không quá 4 lần đối với công trình cấp đặc biệt, không quá 3 lần đối với công trình cấp I và không quá 2 lần đối với các công trình còn lại ....”. Vậy đề nghị Qúy Bộ cho biết: Khi kiểm tra chất lượng công trình theo kế hoạch (không phải kiểm tra lần cuối) thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có bắt buộc phải mời Sở Xây dựng phối hợp tham gia kiểm tra. 2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng xây dựng công trình theo kế hoạch (không phải kiểm tra lần cuối) đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách (công trình điện do ngành điện làm chủ đầu tư) phát hiện các sai phạm (Kích thước móng, tiếp địa … không đúng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công nhưng vẫn đảm bảo an toàn theo quy định không phải khắc phục) thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền xác định giá trị sai phạm trên và yêu cầu chủ đầu tư giảm trừ giá trị sai phạm này khi thanh toán hay chỉ được quyền kiến nghị chủ đầu tư tự xác định giá trị sai phạm và giảm trừ giá trị sai phạm khi thanh toán và báo cáo kết quả thực hiện cho Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. 3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư giao quản lý thực hiện dự án có đủ năng lực trong lĩnh vực thiết kế, thẩm tra theo quy định có được thực hiện đồng thời nhiệm vụ vừa thiết kế vừa thẩm tra của cùng một công trình (công trình vốn ngành điện)”.
Hỏi đáp pháp luật Hỏi về phân cấp công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Tôi có một số vướng mắc về nội dung phân cấp công trình theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013, xin Bộ Xây dựng hướng dẫn giúp: 1. Theo mục 1 phần Ghi chú Bảng I.1, I.2, I.3 của Phụ lục 1: “Công trình cấp IV là công trình 01 tầng có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm”. Vậy xin Bộ Xây dựng hướng dẫn, kết cấu như thế nào là kết cấu đơn giản? 2. Theo Phụ lục 1, công trình giáo dục không có cấp IV. Trường hợp Trường học có sẵn, chỉ lập BCKTKT đầu tư xây dựng thêm một trong những công trình Bếp ăn nội trú, nhà xe, nhà vệ sinh học sinh (quy mô nhà 01 tầng, diện tích sàn < 200m2, móng đơn bê tông cốt thép, trụ BTCT, tường xây gạch, mái lợp ngói, nền lát gạch men) thì cấp của công trình xây thêm này là cấp mấy? 3. Đối với công trình cổng tường rào thì có phân cấp không? Nếu có thì phân cấp công trình này như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định nhà thầu có nghĩa vụ lập và phê duyệt biện pháp thi công, vậy có thể hiểu là nhà thầu tự chịu trách nhiệm về biện pháp thi công của mình không?
Hỏi đáp pháp luật Phạm vi hoạt động của phòng LAS-XD 190 thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông An Giang 18:03 | 30/08/2016
Căn cứ Công văn số 1064/BXD-KHCN ngày 18/08/1997 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận để Bộ GTVT tổ chức kiểm tra, đánh giá và ra quyết định công nhận khả năng hoạt động cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông; Căn cứ Quyết định số 676/QĐ-BGTVT ngày 06/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc công nhận thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm thuộc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và giao thông An Giang; Phòng thí nghiệm LAS-XD190 của chúng tôi đã được đánh giá và công nhận lại nhiều lần theo qui định, hoạt động trong phạm vi đúng theo quyết định công nhận. Tuy nhiên gần đây có ý kiến cho rằng: 1. Phòng LAS-XD 190 của công ty chúng tôi do Bộ Giao thông Vận tải công nhận nên không phải là phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 2. Vì vậy phòng thí nghiệm không phù hợp để thực hiện các phép thử liên quan đến kiểm tra chất lượng cho công trình xây dựng dân dụng như: thử nén tĩnh tải cọc .... Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Giao thông An giang kính đề nghị Bộ Xây dựng trả lời cụ thể hai nội dung nêu trên giúp chúng tôi giải thích rõ vấn đề này với các khách hàng của công ty.
Hỏi đáp pháp luật Lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay tôi đang công tác tại một Ban QLDA đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vừa qua được giao nhiệm vụ chủ đầu tư một công trình cải, tạo, chỉnh trang một tuyến phố, đến nay công trình đã hoàn thành. Do trong quá trình thi công hiện trạng thực tế có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế (các điều chỉnh này đều được các bên liên quan thống nhất bằng biên bản thống nhất xử lý). Vì vậy khi lập bản vẽ hoàn công Nhà thầu đã vẽ lại hoàn công công trình mà không sử dụng bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt (theo cách thông thường là photo lại và ghi các kích thước thay đổi bên cạnh) vì họ cho rằng hướng dẫn tại Phụ lục 06 Thông tư 27/2009/TT-BXD đã cho phép trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản hoàn công mới. Bản vẽ hoàn công vẫn theo thứ tự hạng mục như thiết kế và chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công. Vậy xin hỏi quý Bộ cho biết nhà thầu lập hoàn công như vậy có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Lựa chọn tổ chức thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựngthì "Tổ chức kiểm tra (kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực), tổ chức chứng nhận (kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng) không được tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình được chứng nhận và không có quan hệ phụ thuộc về tổ chức với chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng của chính công trình được chứng nhận". Vừa qua, chúng tôi có đề xuất đơn vị tư vấn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cũng chính là đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán của chính công trình đó. Nhưng Sở Xây dựng lại yêu cầu chúng tôi phải chọn đơn vị tư vấn khác để thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng vì theo Sở Xây dựng thì đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán của công trình, nghĩa là đã tham gia vào thiết kế cho chính công trình đó, nên không đảm bảo yêu cầu về tính độc lập khách quan trong việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. Tôi xin hỏi: Việc Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán không được tham gia làm tư vấn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của chính công trình đó là đúng hay không?
Hỏi đáp pháp luật Hỏi về việc chuyển nhượng, tách thửa và cấp phép xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Xin chào BBT, ngày 10/7/2014 tôi có nhận được trả lời của CGTĐT Hà nội về nội dung câu hỏi của tôi. Cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào của các cơ quan chức năng. Rất mong một lần nữa CGTĐT HN gửi lại nội dung hỏi đến các cơ quan chức năng. Nội dung câu hỏi trong file đính kèm. Chân thành cảm ơn CGTĐT HN. Người hỏi: Nguyễn Văn Hùng ( 13:05 07/08/2014)
Hỏi đáp pháp luật Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (NĐ209/CP) 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex. Chúng tôi đang thi công và quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371-2006. Tuy nhiên trong quá trình thi công, tôi có một số vấn đề thắc mắc về quản lý chất lượng công trình mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy tôi gửi thư này kính mong Bộ quan tâm và trả lời giúp tôi. Theo Nghị định 209, điều 25, điểm d, khoản 2 viết: "Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng, kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản...". Như vậy theo Nghị định này thì chỉ khi có Biên bản nghiệm thu giai đoạn kết luận đồng ý nghiệm thu thì mới được phép tiến hành các công việc của giai đoạn tiếp theo. Như vậy tôi thấy không hợp lý với thực tế thi công. Cụ thể như sau: Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong khu công nghiệp 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay tỉnh Kiên Giang có 01 Khu công nghiệp Thuận Yên có quy mô 140ha, BQL các khu công nghiệp tỉnh đã được ngân sách tỉnh hỗ trơ chuẩn bị đầu tư 5 tỉ đồng, ngân sách TW hỗ trợ bồi hoàn giải tỏa, xử lý chất thải 70 tỉ đồng và nhà đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp theo dự án được duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư không tuân thủ quy trình thi công làm đường (không kiểm định chất lượng vật liệu, vật liệu không đủ tiêu chuẩn, thi công đầm nén không theo quy trình thi công đường,...). Như vậy BQL các khu công nghiệp tỉnh có được phép thổi còi nhà đầu tư không, trách nhiệm quản lý nhà nước đến đâu? (theo văn bản nào của nhà nước) hay là để nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm.
Hỏi đáp pháp luật Quản lý chất lượng công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
- Ngày 5/11/2007 Bộ Xây dựng ban hành chỉ thị số 07/2007/CT-BXD về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình Xây dựng (XD) nhà cao tầng trong đó có qui định "Nhà thầu thi công XD lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận...". - Ngày 18/4/2008 Chính phủ ban hành NĐ số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong đó có sửa đổi điều 28 về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng. Khi áp dụng các qui định của Nhà nước vào công việc thường ngày, có ý kiến cho rằng NĐ số 49 của Chính phủ đã thay thế CT số 70 của Bộ Xây dựng, cụ thể là nhà thầu xây dựng không cần tổ chức quan trắc biến dạng nữa mà Chủ đầu tư phải thực hiện điều 28 của NĐ 49 là đủ. Xin hỏi Bộ Xây dựng: - Ý kiến trên đây có đúng không? - Theo Tôi thì phải thực hiện đồng thời cả 2 nội dung theo CT 07 của Bộ XD và điều 28 NĐ 49 của Chính phủ là đúng hay sai?
Hỏi đáp pháp luật Về việc phân cấp công trình xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Tôi đang công tác tại một BQL, Ban quản lý chúng tôi được CĐT giao quản lý dự án xây dựng Khu chung cư tái định cư 5 tầng bao gồm 2 nhà chung cư độc lập trên khu đất 1ha: + Nhà A: 5 tầng, diện tích sàn 7.500m2 + Nhà B: 5 tầng, diện tích sàn 8.000m2 Trong QĐ phê duyệt dự án có ghi: Tổng diện tích sàn 15.500m2. Cấp công trình: Nhà chung cư, cấp I. Xin hỏi Quý Bộ, phân cấp công trình như vậy là đúng hay sai ? Và xin hỏi thêm: Công trình xây dựng nhà điều trị 5 tầng-Bệnh viện trẻ em có: + Tổng diện tích sàn: 7.400m2 + 02 tháng máy + 01 hệ thống đổ rác Công trình này sẽ được phân cấp là công trình cấp II đơn thuần hay công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp. Xin Quý Bộ cho biết công trình như thế nào thì được xem là công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp.
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào