Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội?
- Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội?
- Nhiệm vụ phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 thế nào?
- Mục tiêu đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Thủ đô Hà Nội là bao nhiêu?
Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội?
Căn cứ tiết 3 Tiểu mục A Mục 2 Phần thứ 2 Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội Tải về như sau:
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
[...]
3. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
[...]
3.2. Nâng cao chất lượng các mô hình văn hoá, tạo sức lan toả mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử
- Tiếp tục phát động và triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hoá công sở giai đoạn 2019-2025” theo Quyết định 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ gắn với việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội. Xây dựng mô hình mỗi cơ quan, công sở, trường học là một địa chỉ văn hoá.
- Xây dựng các mô hình văn hoá tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng. Rà soát, bổ sung các tiêu chí nâng cao và chuẩn hoá quy trình bình xét, công nhận, tôn vinh các danh hiệu văn hoá phù hợp với đặc thù của Thủ đô. Xây dựng và ban hành khung chương trình tổ chức các hoạt động đối với các thiết chế văn hoá cơ sở, trọng tâm là nhà văn hoá thôn, tổ dân phố, khu chung cư. Phát huy năng lực tự tổ chức đời sống văn hoá ở thôn, tổ dân phố; xây dựng các mô hình câu lạc bộ văn hoá thể thao cơ sở.
- Triển khai, nhân rộng các mô hình tuyên truyền thực hiện 02 quy tắc ứng xử; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện 02 quy tắc ứng xử phù hợp với thực tế. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và đảng viên. Đổi mới phương pháp tuyên truyền đối với 02 bộ quy tắc ứng xử. Triển khai sâu rộng bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; tiếp tục vận động các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô chủ động tham gia, phát huy vai trò mỗi người dân là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch.
- Nghiên cứu bổ sung quy chế vinh danh danh hiệu công dân thủ đô ưu tú theo hướng tuyên dương ở tất cả các cấp, các ngành; tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong thực hiện quy tắc ứng xử nhằm tạo ra phong trào thi đua rộng khắp có sức lan tỏa trong xã hội.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, gắn với giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường, bảo đảm vừa có tính thời đại, tính dân tộc và đặc trưng của Hà Nội.
[...]
Như vậy, thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện 02 bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội.
Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 thế nào?
Căn cứ tại tiết 3 Tiểu mục A Mục 2 Phần thứ 2 Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội Tải về thì nhiệm vụ phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Rà soát quy ước, hương ước trên địa bàn Thành phố, phát huy vai trò tự quản của thôn, tổ dân phố trong bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục lạc hậu trên địa bàn; xử lý, ngăn chặn hiệu quả những hiện tượng, hành vi xuống cấp về đạo đức, lối sống; đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con người Hà Nội.
- Thực hiện phương châm “xây” đi đôi với “chống”, lấy xây làm chính, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới hướng tới chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
- Phát huy vai trò giám sát của Nhân dân trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.
Định kỳ hàng năm tổ chức tôn vinh, biểu dương các mô hình văn hoá tiêu biểu: Gia đình văn hoá, làng, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá.
Mục tiêu đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Thủ đô Hà Nội là bao nhiêu?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 có nêu cụ thể như sau:
2. Mục tiêu và tầm nhìn
2.1. Mục tiêu đến năm 2030
- Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Thủ đô Hà Nội đạt 12.000 - 13.000 USD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?