Nhà tôi ở là của ông nội để lại nhưng toàn bộ giáy tờ nhà mất hết. Ông có tất cả 9 người con. Sau khi ông mất gia đình tôi ở từ 1990 cho đến giờ. Hiện tại ba tôi cũng đã mất. Chị tôi đi lấy chồng, tôi đi làm ăn xa hộ khẩu nhà chỉ còn mẹ tôi. Theo luật thừa kế thì khi ông mất quyền thừa kế thuộc về 9 người con ( là chú bác cô ruột và ba tôi). Giờ địa phương có yêu cầu làm sổ đỏ và mọi người thống nhất để tôi đứng tên. Vậy tôi và các chú bác cô tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì để có thể cho tôi đứng tên sổ đỏ. Có 3 người bác tôi hiện đang ở Mỹ và 1 người đã mất, còn lại ở Việt Nam. Xin các luật sư tư vấn dùm. Xin chân thành cám ơn.
Nhà tôi có 5 anh em, năm 2006 bố mẹ tôi mất để lại hai căn nhà đều không có sổ đỏ và không có di chúc. Hiện nay 1 căn nhà người anh cả đã tự ý làm sổ đỏ để ở nhưng chưa hỏi ý kiến anh em, 1 căn còn lại người em út chiếm lấy nhưng chưa làm sổ đỏ. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này anh em còn lại chúng tôi có được giải quyết chia phần tài sản của bố mẹ để lại hay không? Và làm cách nào có thể chứng minh được căn nhà người anh cả đã làm sổ đỏ là của ba mẹ tôi trước khi mất.
Xin chào luật sư và các bạn, Gia đình tôi có một việc cấp thiết như sau nhờ luật sư và các bạn tư vấn giúp: Ông bà nội tôi có 3 người con là bố tôi, 1 bác gái và cô út. Ông bà nội tôi có một căn nhà ở quê mua đã lâu, hiện nay gia đình tôi không còn giữ lại bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc mua bán, sở hữu ngôi nhà này (và chưa được làm sổ đỏ) trừ việc cách đây vài năm bố tôi có làm một biên bản xác nhận ranh giới mốc thửa đất do chủ tịch UBND xã xác nhận. Ông tôi đã mất trên 10 năm, bà tôi nay mới mất 01 tháng, trước khi mất ông bà tôi không để lại di chúc bằng văn bản mà chỉ có di nguyện để lại ngôi nhà này cho bố tôi sở hữu. Vậy nay gia đình tôi muốn làm các thủ tục thừa kế cho bố tôi và đăng ký làm sổ đỏ để bố tôi đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà đó thì chúng tôi phải làm những việc gì?Bằng các văn bản nào và căn cứ trên quy định nào của pháp luật? Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn.
Bố tôi có 7 người con và 1 lô đất chia làm 4 phần 3 phần cho 3 người con 1 phần đứng tên bố tôi có văn bản cuộc họp gia đình và vẽ sơ đồ đầy đủ phần của bố tôi do 1 người con không có nhà nên được ở nhờ từ năm 1990 đến giờ. Sau khi bố tôi mất 4 người con kia ( cả người đang ở nhờ ) đòi chia phần đứng tên bố tôi làm 4 cho họ. Năm 2014 do nhà bên xây dựng bị ảnh hưởng nứt nhẹ họ cho người đến “giám định” cấp độ D nguy hiểm để xin quận xây mới ngăn chia nhau. Nay UBND quận cấp phép xây dựng cải tạo từ móng lên mới, chúng tôi lên phường yêu cầu dừng họ bảo quận cấp họ chỉ giám sát thôi lên quận họ bảo 10 ngày trả lời đơn nhưng 10 ngày họ phá xong hết nhà rồi còn đâu. Đất vẫn đứng bố tôi trên tất cả giấy tờ tại sao quận lại cấp phép cho nguời ở nhờ không có giấy tờ chứng minh xây dựng và không có sổ đỏ thực sự gia đình tôi rất bức xúc nhưng quận cấp phép 1 cách không rõ ràng.
Anh Lại Văn C, sinh năm 1985, hiện đang cư trú tại xã T huyện H tỉnh Lạng Sơn. Ngày 15/02/2004, trong một lần điều khiển xe máy chạy quá tốc độ, anh C đã gây ra tai nạn làm anh P - là người cùng xã - bị thương nặng. Hồ sơ giám định của cơ quan y tế xác định anh P bị mất 21% sức khoẻ. Cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với anh C về vụ việc này. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết, ngày 23/6/2004, Toà án nhân dân huyện H đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử anh Lại Văn C về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Toà án đã tuyên anh C 12 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách sau khi chấp hành hình phạt tù là 6 tháng. Đầu tháng 3-2006, anh C đã đến UBND xã T yêu cầu xác nhận để xin vào làm việc hợp đồng tại một doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, cán bộ UBND xã đã từ chối xác nhận hồ sơ với lý do anh C chưa thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự. Anh C cho rằng việc UBND xã từ chối chứng nhận hồ sơ cho mình là không đúng và đã có đơn đề nghị Chủ tịch UBND xã xem xét, giải quyết. Chủ tịch UBND xã sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?
Tôi đã hoàn thành thủ tục đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, sở hữu đất ở (sổ đỏ). Khi đến nhận sổ đỏ, sàn giao dịch bất động sản yêu cầu tôi phải nộp gần 700.000 đồng, nhưng chỉ giải thích được lệ phí địa chính 100.000 đồng, không nói rõ khoản còn lại dùng cho việc gì. Họ có thu sai quy định không? Trần Quốc Đạt (KĐTM Tân Tây Đô, Đan Phượng)
Xin tư vấn! Nhà tôi có diện tích đất 3000 m2 trồng cà phê, khoảng 400 m2 đất ở tại xã Iayok - huyện Iagrai - tỉnh gia Lai sử dụng lâu dài từ năm 1992. Muốn làm giấy quyền sử dụng đất thì hồ sơ bao gồm những giấy tờ gi? Lệ phí làm quyền sử dụng đất cho diện tích đất trên được xác định như thế nao? Xin chân thành cảm ơn!
Nhà tôi với nhà hàng xóm có 1 phần đất tranh chấp đã lâu. Trong giấy tờ kê khai năm 99 cũng xác nhận đây là phần đất tranh chấp. Hiện nay nhà hàng xóm đang xây dựng lại toàn bộ. Họ yêu cầu ba tôi kí tên để xây dựng lại. Ba tôi chỉ kí tên trên bản vẽ xây dựng vì họ hứa sẽ k xây trên phần đất này. Thế nhưng sau khi ba tôi kí tên họ đã không giữ lời hứa. Ba tôi có ra phường trình báo và phường mời ra hoà giải. Đến lúc này ba tôi mới phát hiện ra họ đã giả mạo chữ kí ba tôi trên 1 bảng cam kết (nhà hàng xóm là cán bộ ngoài phường) không tranh chấp và dùng bảng cam kết đó để làm lại sổ đỏ chứng nhận phần đất tranh chấp là của họ. Sổ đỏ mới của họ là T8/2013. Sau khi hoà giải ba tôi đã chấp nhận hoà giải là cho phép họ xây dựng trên 2/3 diện tích đó, 2 bên cùng làm 1 bảng cam kết ở phường. Tôi muốn hỏi, nếu sổ đỏ của họ đã công nhận phần đất ấy, vậy liệu bảng cam kết không xây dựng mà ba tôi đã kí ngoài phường liệu có tác dụng không? Và khi họ hoàn công xây dựng để ra sổ đỏ mới, sổ đỏ mới có công nhận phần đất đó là của họ không? Nếu tôi muốn khởi kiện việc giả mạo chữ kí thì trình tự thủ tục thế nào và mức phạt đối với người cán bộ làm giả giấy tờ kia như thế nào? Mong nhận dc trả lời của luật sư, xin cảm ơn rất nhiều
Xin chào Luật sư! Tôi có mua mảnh đất 4m x 15,5m giấy tờ tay năm 2009, có chứng thực xác nhận của UBND Phường(có sơ đồ ở vị trí nào, vì mảnh đất này chia nhỏ ra 40 mảnh nhỏ), sổ đỏ chung. Chúng tôi vẫn đóng thuế hàng năm trên thửa đất mà chúng tôi mua có biên lai mỗi hộ riêng( bà Hồng – chủ đất không đóng). Mỗi hộ vì đã xây nhà và có số nhà, KT3(hộ khẩu) chỉ giữ bản photo sổ đỏ có chứng thực ở Phường, sổ gốc người bán giữ. Năm 2012 người bán đem sổ đi cầm ở ông C lấy hơn 1 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, bên ông C đi kiện tại TAND Thị xã. Ngày 06/06/2013 Chi Cục thi hành án Thị Xã mời 40 hộ gia đình chúng tôi ra giải quyết việc mua bán giữa chúng tôi và bà Hồng và có gợi ý cho chúng tôi nên đi kiện bà Hồng để đòi lại sổ đỏ mảnh đất mà bà đã bán cho chúng tôi. Nếu sau 30 ngày mà chúng tôi không kiện thì có thiệt thòi gì thì chúng tôi chịu . Vậy cho tôi xin hỏi chúng tôi nên làm gì? Làm như thế nào? Nếu kiện thì có thắng kiện không? Và nếu thắng kiện thì chúng tôi có được tách sổ riêng không? Còn nếu thua kiện thì sao?!!!
Cho em hỏi, trường hợp 2 vợ chồng ly dị. Nhà và đất của ông bà nội. Tòa xử để lại một phần nhà và đất cho 2 người cháu nội. Nhưng người anh lớn đủ tuổi, còn người em nhỏ chưa đủ tuổi. Cho em hỏi luật sư vậy người anh có phải là người giám hộ đương nhiên của người em không trong trường hợp 2 anh em cùng đứng tên trên sổ đỏ? Có cần người giám hộ khác không?
Chào các luật sư, Gia đình tôi có mảnh đất mua sau năm 1993. Diện tích được ghi trên sổ đỏ là 80m2. Năm nay, sở địa chính có đo đạc lại và xác định mảnh đất nhà tôi là 110m2. Mảnh đất nhà tôi có tiếp giáp trái và phải là 2 hộ dân khác, đã xây nhà sát vách nhau nên không có tranh chấp về đất đai. Phía trước tiếp giáp với đường quốc lộ, phía sau là sông. Tôi nghĩ rằng, diện tích đất bị dôi ra so với trước có thể do một trong 2 nguyên do sau: 1. Sai lệch trong đo đạc. 2. Do phía sau là sông nên có thể diện tích đất này là do phù sa bồi đắp và sửa chữa thêm của gia đình mà nên Cần phải nói rằng, các gia đình khác trong khu tôi và tình trạng mảnh đất giống gia đình tôi đều bị sai lệch tương tự (tuy nhiên cũng có các gia đình không giáp sông) Vậy luật sư cho tôi hỏi: 1. Trường hợp gia đình tôi thuộc trường hợp a) hay b) khoản 2 điều 18 nghị định 84/2007/NĐ-CP ? 2. "Ranh giới thửa đất" trong trường hợp gia đình tôi được xác định như thế nào? 3. Nếu gia đình tôi rơi vào trường hợp b), vậy số tiền gia đình tôi phải nộp được tính như thế nào? (Hiện nay gia đình tôi được yêu cầu đóng 4 triệu đồng/m2) Rất mong sớm nhận được câu trả lời của các luật sư và cảm ơn các luật sư rất nhiều.
Vừa qua tôi có làm thủ tục thế chấp ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất (sổ đỏ) để đảm bảo cho khoản vay. Nhưng vì sổ đỏ của tôi không khớp với chứng minh nhân dân và hộ khẩu nên ngân hàng đề nghị tôi phải chỉnh lại thông tin trong sổ đỏ. Xin Tòa soạn cho biết tôi phải làm thủ tục gì để thống nhất tên trên sổ đỏ?
Năm 2010, tôi có nhận chuyển nhượng 1 lô đất diện tích 100m2 (5 x 20m) của một người ở phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa. Ðất đã có sổ đỏ gốc họ phân ra nhiều lô để bán. Trên giấy chứng nhận hiện trạng là đất nông nghiệp, nhưng quy hoạch là đất nhà vườn kết hợp sản xuất nông nghiệp. Vậy trường hợp đất của tôi có được phép tách thửa không? Tôi nghe nói là phải đóng tiền sử dụng đất 100%, nhưng gia đình tôi nghèo không đủ tiền đóng thuế, vậy Nhà nước có cấp sổ đỏ cho tôi không?
Mảnh đất của gia đình tôi rộng 200m2. Năm 1991 do hoàn cảnh khó khăn nên tôi có bán cho anh Tú 80m2. Khi đó, hai bên chỉ viết giấy tay không có xác nhận của địa phương. Bây giờ (2012) gia đình tôi nộp đơn lên chính quyền địa phương để làm sổ đỏ cho phần đất của gia đình tôi là 120m2. Lúc này gia đình tôi phát hiện ra Gia đình anh Tú cũng đã nộp đơn xin cấp sổ đỏ với 120m2, kèm theo giấy viết tay chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứ kí của gia đình tôi. Điều đáng nói là tờ giấy chuyển nhượng ấy gia đình tôi chưa từng biết đến, và tất nhiên chữ kí trong đó là giả mạo. Tuy nhiên, tờ đơn này đã được chủ tịch phường xác nhận ( nay ông ấy đã mất ). Nghiễm nhiên gia đình tôi bị coi là lấn chiếm. Nay tôi viết bài này mong các luật sư và các thành viên am hiểu luật pháp hướng dẫn giúp tôi phải làm thế nào để làm sáng tỏ vụ việc này. Tôi xin cảm ơn!.