Nếu GCNQSD đất cấp cho hộ gia đình thì khi bố hoặc mẹ mất thì những người trong gia đình sẽ được thừa kế như thế nào nếu như người chét không để lại di chúc?
Nếu GCNQSD đất cấp cho hộ gia đình thì khi bố hoặc mẹ mất thì những người trong gia đình sẽ được thừa kế như thế nào nếu như người chét không để lại di chúc?
Rất mong các luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Bố mẹ tôi sinh được 5 người con, bao gồm 4 con gái, 1 con trai. Bố mẹ tôi đều ở chung với vợ chồng tôi cùng 3 người con trên mảnh đất 1600m2, và cùng có tên trong sổ hộ khẩu mang tên tôi. Năm 1993 nhà nước chia đất nông nghiệp theo nhân khẩu cho từng hộ gia đình thì nhà tôi được thêm 4000m2 đất nông nghiệp nữa. Năm 2003 nhà tôi làm GCNQSD đất trong đó có ghi Hộ (ông, bà) và ghi tên lại là bố tôi với tổng diện tích 5600m2. Năm 2008 bố tôi mất, 4 người con gái về đòi thừa kế, và đòi chia đều đất trong GCNQSD đất của hộ gia đình chúng tôi. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này, đất trong GCNQSD đất sẽ chia như thế nào? Bố tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy, nhưng chưa được cấp GCNQSD đất bao giờ, năm 2003 là GCNQSD đất được cấp đầu tiên. Rất mong các luật sư tư vấn thật nhanh chóng và chính xác ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn các luật sư trước!!!
Có nhiều hộ dân sống trong khu phố vẫn chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi. Vậy pháp luật có những quy định gì về việc bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình?
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn hỏi: Trường hợp hộ gia đình thế chấp QSD đất cấp cho hộ gia đình năm 2000, sổ hộ khẩu năm 2000 gồm 4 thành viên > 15 tuổi, đến năm 2010 có một thành viên tách hộ, còn lại 03 thành viên trong hộ. Vậy năm 2013 hộ gia đình ký hợp đồng thế chấp QSD đất để đảm bảo nghĩa vụ vay tại Ngân hàng, thì gồm bao nhiêu thành viên ký Hợp đồng thế chấp?
Kính gửi các Anh/ Chị: Em có một trường hợp ký hợp đồng thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng như sau: GCN QSD đất là đất Hộ gia đình được cấp ngày 08/05/2006, Hộ khẩu gia đình cấp năm 1995 có 4 thành viên,trong đó có 2 con trai sinh năm 1991 và năm 1995. Như vậy khi ký hợp đồng thế chấp thì tất cả các thành viên từ 15 tuổi có trong sổ hộ khẩu sẽ ký tên lên HĐTC. Vậy có thể hiểu thành viên 15 tuổi trở lên tính đến thời điểm ký HĐTC hay tính đến thời điểm cấp GCN QSD đất? Và căn cứ vào điều luật nào ạ?
Mẹ tôi có một thửa đất mang tên hộ gia đình. Nay mẹ tôi muốn bán một phần trong mảnh đất đó. Mẹ tôi có 2 người con, bố tôi đã mất không để lại di chúc gì. Em tôi đi làm ăn xa không về được nên phải làm hợp đồng ủy quyền cho anh hoặc mẹ ở nhà làm thủ tục chuyển nhượng. Xin hỏi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền như thế nào? Mong được hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của gia đình tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Hiện tại gia đình tôi đang sống trên diện tích đất có 400m² là đất thổ cư và 300m² là đất nông nghiệp. Năm 2004, sau khi làm lại giấy tờ nhà đất thì trên “sổ đỏ” ghi tên hộ gia đình mà người đại diện đứng tên là ba tôi. Nay tôi muốn đổi sang giấy tờ nhà đất theo luật mới và điều chỉnh diện tích đất ở theo thực tế thì có được không? Toàn bộ diện tích đất trên là thuộc quyền sở hữu của ba tôi hay của cả gia đình tôi?
Tại một tiểu khu có một hộ đang sử mảnh dụng đất 20m2 không có bìa đỏ, nhưng theo gia đình nói đã sử dụng lâu năm và có xác nhận của một số hộ sinh sống cùng thời điểm. Đến nay tập thể tiểu khu cho là đất của tập thể nên muốn giao cho hội cao tuổi trồng cây chuối. Nhưng gia đình không cho và có ý kiến lên xã đề nghị xã xác nhận mảnh đất đó là của hộ gia đình. Vậy trong trường hợp này UBND xã nên giải quyết thế nào, kính mong các luật sư tư vấn giúp.
Mẹ cháu đơn phương mang sổ đỏ của gia đình (sổ đỏ cấp cho hộ gia đình) ký kết hợp đồng thế chấp với ngân hàng để cho ông A đứng ra vay tiền. Sau 5 năm ngân hàng thông báo ông A không trả được tiền và ngân hàng sẽ thu hồi tài sản bảo đảm (là ngôi nhà gia đình cháu đang ở). Mẹ cháu đã gặp lãnh đạo ngân hàng trình bày tại thời điểm ký kết mẹ cháu đã bị ông A lừa và xin ngân hàng cho trả dần số tiền gốc nhưng không được chấp thuận. Trong thời gian này, bố cháu đang hoàn thiện hồ sơ để kết hợp luật sư đưa vụ việc ra tòa vì bố cháu không tham gia ký kết bất cứ giấy tờ gì với ngân hàng. Nhưng trong thời gian này, ngân hàng ba lần đưa lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng (lực lượng này mặc đồng phục và cầm gậy) xuống cưỡng chế và yêu cầu mọi người trong nhà cháu ra khỏi nhà, sau đó ủy thác cho một công ty thứ ba luôn chốt 3 đến 4 người trông giữ bên trong nhà cháu, đặc biệt hơn là có một lần trong số đó lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng phá hỏng cửa cuốn của nhà cháu để vào bên trong chiếm giữ nhà cháu. Tất cả những lần đó nhà cháu đều báo lên cơ quan công an phường, quận và được cơ quan này giải quyết. Thế nhưng sau đó cháu được biết ngân hàng liên tục gửi các công văn cho công an và không ngừng ý định cưỡng chế nhà cháu bằng lực lượng kia. Hiện tại nhà cháu luôn có từ 2 đến 5 người trông giữ bên ngoài. Cho cháu hỏi ngân hàng đang làm đúng hay sai và nếu sai thì sai ở mức độ nào? Nhà cháu cần làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình?
Kính chào Luật sư! Năm 2010 và năm 2013 hộ gia đình ông A có làm thủ tục chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất ở và đất nông nghiệp cho cùng một doanh nghiệp tư nhân để làm cây xăng. Hồ sơ chuyển nhượng QSD đất giữa hai bên đã được cơ quan có thẩm quyền làm xong và UBND huyện cũng cấp lại giấy chứng nhận QSD đất phần diện tích còn lại cho hộ gia đình ông A. Về phía Doanh nghiệp tư nhân cũng đã tiến hành các thủ tục với các cơ quan chuyên môn của tỉnh để được giao đất, thuê đất theo quy định, nhưng chưa được. Đến năm 2015 do nhiều lý do gia đình ông A và Doanh nghiệp tư nhân trên đã tự nguyện lập văn bản thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng QSD đất đã lập năm 2010 và năm 2013 và được UBND cấp xã nơi có đất chứng thực vào văn bản thỏa thuận. Đồng thời gia đình ông A cũng lập thủ tục để xin cấp lại giấy chứng nhận QSD đất cho diện tích đã chuyển nhượng cho Doanh nghiệp tư nhân năm 2010 và 2013. Trong Văn bản thỏa thuận hủy bỏ HĐCN QSD đất có nêu sau khi hợp đồng thỏa thuận này được lập và được các bên ký, có xác nhận của UBND xã thì hộ gia đình ông A là người sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất thửa đất đã chuyển nhượng giữa hộ gia đình ông A và Doanh nghiệp tư nhân. Vậy xin Luật sư cho biết: - Việc lập Văn bản thỏa thuận hủy hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa 02 bên như nêu trên có đúng theo quy định của pháp luật và có được pháp luật cho phép không? - Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa 02 bên là hợp đồng dân sự đã thành, vậy hiện nay muốn hủy hợp đồng thì phải làm thủ tục như nào và cơ quan nào có quyền hủy hợp đồng giữa hai bên. Hay bằng Văn bản thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng CN QSD đất giữa 02 bên như đã nêu trên thì hợp đồng sẽ tự hủy? - Nếu Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa 02 bên được hủy bỏ thì gia đình ông A có được cấp lại giấy chứng nhận QSD đất cho phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho Doanh nghiệp năm 2010 và năm 2013 hay không? Kính mong nhận được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Tháng 9.2012 tôi có mua bán đất ở có ‘sổ đỏ’ (cấp tháng 03 năm 1994). Hợp đồng có công chứng. Sau đó tôi đi công tác và tưởng mọi việc đã xong. Đến tháng 8/2013, được biết phải làm thêm thủ tục nữa, tôi liền đến phòng tài nguyên môi trường để sang tên quyền sử dụng đất thì được trả lời là đất cấp cho hộ gia đình. Trong hộ khẩu chỉ có 3 người (người chồng và 2 con). Người vợ có hộ khẩu nơi khác. Cán bộ văn phòng đăng ký nhà đất hướng dẫn tôi về văn phòng công chứng làm giấy ủy quyền để các người con trong hộ khẩu ủy quyền cho người mẹ. Nhưng văn phòng công chứng lại lại tư vấn cho tôi làm lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tôi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng vào năm tháng 9/2013 (giấy chứng nhận cấp năm 1993), nhưng lúc đó tôi chưa làm thủ tục sang tên. Tháng 10/2014 tôi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để nộp hồ sơ thì được trả lời là đất cấp cho hộ gia đình mà trong hộ khẩu chỉ có hai cha con (người vợ kết hôn trước năm 1987 nhưng có sổ hộ khẩu khác) nên yêu cầu tôi về văn phòng công chứng làm giấy ủy quyền để người con trong hộ khẩu ủy quyền cho người mẹ. Nhưng phòng công chứng lại yêu cầu làm lại hợp đồng chuyển nhượng. Vây tôi phải làm sao trong trường hợp này?
Phải có những loại giấy tờ gì thì hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ) và tài sản khác gắn liền với đất?
Pháp luật quy định như thế nào về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai?
Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 được văn bản quy phạm pháp luật nào quy định?
Pháp luật quy định như thế nào về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân?
Em có một vấn đề cần văn phòng công chứng Hồ Gươm giải thích dùm em! Một gia đình có 4 người: bố, mẹ và 2 con 1 trai 1 gái. Khi đi làm thủ tục trao tặng đất cho một người khác mà ko phải người trong gia đình (sổ đỏ đứng tên hộ gia đình). giấy tờ văn bản công chứng trao tặng thửa đất đó có chữ ký của bố, mẹ và con gái. Nhưng người con trai không đồng ý, và không ký tên vào hồ sơ đó thì hồ sơ đó có được coi là giấy tờ hợp lệ không? và giấy tờ đó có hiệu lực để tiến hành trao tặng đất không? Em xin trân thành cảm ơn.