Hiện nay tỉnh Kiên Giang có 01 Khu công nghiệp Thuận Yên có quy mô 140ha, BQL các khu công nghiệp tỉnh đã được ngân sách tỉnh hỗ trơ chuẩn bị đầu tư 5 tỉ đồng, ngân sách TW hỗ trợ bồi hoàn giải tỏa, xử lý chất thải 70 tỉ đồng và nhà đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp theo dự án được duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư không tuân thủ quy trình thi công làm đường (không kiểm định chất lượng vật liệu, vật liệu không đủ tiêu chuẩn, thi công đầm nén không theo quy trình thi công đường,...). Như vậy BQL các khu công nghiệp tỉnh có được phép thổi còi nhà đầu tư không, trách nhiệm quản lý nhà nước đến đâu? (theo văn bản nào của nhà nước) hay là để nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm.
- Ngày 5/11/2007 Bộ Xây dựng ban hành chỉ thị số 07/2007/CT-BXD về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình Xây dựng (XD) nhà cao tầng trong đó có qui định "Nhà thầu thi công XD lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận...".
- Ngày 18/4/2008 Chính phủ ban hành NĐ số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong đó có sửa đổi điều 28 về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
Khi áp dụng các qui định của Nhà nước vào công việc thường ngày, có ý kiến cho rằng NĐ số 49 của Chính phủ đã thay thế CT số 70 của Bộ Xây dựng, cụ thể là nhà thầu xây dựng không cần tổ chức quan trắc biến dạng nữa mà Chủ đầu tư phải thực hiện điều 28 của NĐ 49 là đủ.
Xin hỏi Bộ Xây dựng:
- Ý kiến trên đây có đúng không?
- Theo Tôi thì phải thực hiện đồng thời cả 2 nội dung theo CT 07 của Bộ XD và điều 28 NĐ 49 của Chính phủ là đúng hay sai?
Tôi đang công tác tại một BQL, Ban quản lý chúng tôi được CĐT giao quản lý dự án xây dựng Khu chung cư tái định cư 5 tầng bao gồm 2 nhà chung cư độc lập trên khu đất 1ha:
+ Nhà A: 5 tầng, diện tích sàn 7.500m2
+ Nhà B: 5 tầng, diện tích sàn 8.000m2
Trong QĐ phê duyệt dự án có ghi: Tổng diện tích sàn 15.500m2.
Cấp công trình: Nhà chung cư, cấp I.
Xin hỏi Quý Bộ, phân cấp công trình như vậy là đúng hay sai ?
Và xin hỏi thêm: Công trình xây dựng nhà điều trị 5 tầng-Bệnh viện trẻ em có:
+ Tổng diện tích sàn: 7.400m2
+ 02 tháng máy + 01 hệ thống đổ rác
Công trình này sẽ được phân cấp là công trình cấp II đơn thuần hay công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp. Xin Quý Bộ cho biết công trình như thế nào thì được xem là công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp.
Tôi là nguyên đơn trong một vụ kiện dân sự về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng liền kề gây thiệt hại cho nhà của tôi. Hiện nay, toà án đã thụ lý vụ kiện, nhưng các Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở địa phương (Cà Mau) từ chối giám định công trình với lý do không đủ trang thiết bị. Từ đó, Toà án không có cơ sở xác định nguyên nhân và thiệt hại thực tế của gia đình tôi. Vậy việc cơ quan giám định ở địa phương từ chối giám định có đúng với quy định của pháp luật hay không? Bộ Xây dựng có văn bản nào quy định các Sở Xây dựng ở địa phương phải tổ chức giám định công trình xây dựng khi có yêu cầu của Toà án hay không? Trường hợp của gia đình tôi như đã trình bày, nếu Sở Xây dựng từ chối giám định thì tôi yêu cầu nơi đâu giám định?
Xử phạt chủ đầu tư các công trình (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) không mua bảo hiểm công trình theo quy định thì bị xử phạt Theo điểm b, khoản 3, điều 14 Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Nhưng ở Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì không xử phạt trường hợp chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình. Vậy tôi xin hỏi: Trường hợp chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình thì xử lý ra sao?
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền xử phạt không quá 5 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thì Chủ tịch UBND cấp xã được phạt tiền đến 10 triệu đồng. Vậy, trong trường hợp này, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã sẽ thực hiện theo quy định nào?
Chủ tịch UBND cấp phường (không thuộc TP. HCM và TP. Hà Nội) có thẩm quyền ra quyết định cuỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị không?
1. Đơn vị tôi đang có kế hoạch mở phòng LAS (Đơn vị tôi là đơn vị thi công xây dựng cầu đường), tôi tìm hiểu và được biết Sở Xây dựng có ban hành Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Nhưng tôi được biết Bộ Giao thông vận tải cũng có Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 về việc ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng tôi phải áp dụng theo Quyết định nào?
2. Nếu thành lập Phòng LAS thì kết quả thí nghiệm của phòng LAS chúng tôi có được sử dụng để đánh giá và công công nhận kết quả chất lượng công trình mình đang thi công hay không, hay tôi phải hợp đồng với một đơn vị Phòng LAS khác để kiểm tra và đánh giá công trình đó? Kết quả đánh giá đó có được coi là khách quan và được công nhận hay không?
Kính gửi: UBND Thành phố Hà Nội Về việc: Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng Căn cứ Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng qui định tại: Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng 4. Riêng các công trình, hạng mục công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này còn phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng. Điều 47. Hiệu lực thi hành 3. Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình. Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng qui định tại: Điều 22. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng 1. Căn cứ nghiệm thu: đ) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định; e) Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP. Điều 35. Quy định về chuyển tiếp Điều 36. Hiệu lực thi hành Tôi xin hỏi về trường hợp cụ thể như sau; Tòa nhà chung cư HH2 tại khu Đô thị mới Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Tòa nhà chung cư HH2 cao 25 tầng (thuộc công trình cấp I) khởi công năm 2009 dự kiến sẽ nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng và bàn giao cho khách hàng vào tháng 10 năm 2013. Như vậy khi nghiệm thu hoàn thành chung cư HH2 kể trên để đưa vào sử dụng và bàn giao cho khách hàng vào tháng 10 năm 2013, chủ đầu tư có phải thực hiện theo khoản 4 điều 31 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 là phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng không?. Và theo điểm e khoản 1 điều 22 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 phải có Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP không? Xin trân trọng cảm ơn Trần Tuấn Anh
Người hỏi: Trần Tuấn Anh ( 03:04 23/08/2013)
Trong thi công xây dựng công trình chủ đầu tư có được phép cho thành viên liên danh chuyển toàn bộ khối lượng do mình thực hiện cho nhà thầu đứng đầu liên danh không? Nếu không được mà cố tình thực hiện thì bị xử lý như thế nào? Chủ đầu tư có được tạm ứng cho nhà thầu phụ không?
Gói thầu có giá trên 20 tỷ nhưng cần triển khai ngay để tránh gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường thì có được phép vừa thiết kế vừa thi công và lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công - dự toán được phê duyệt hay không? Do tính chất gói thầu cần phải khẩn trương thực hiện ngay nên cấp thẩm quyền là UBND thành phố chỉ đạo theo cách nêu trên thì có phù hợp hay không?
Qua tham khảo Quyết định 957/2009/QĐ-BXD tôi có một số vấn đề chưa được rõ, cụ thể:
1. Chi phí lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 10.000.000 đồng;
2. Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng;
3. Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng.
Vì vậy tôi muốn hỏi mức tối thiểu như đã nêu trên là đã có hay chưa có thuế giá trị gia tăng?
Chúng tôi là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, được UBND tỉnh Đồng Nai giới thiệu địa điểm để đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với các thông số chính như sau:
- Quy mô dự án: 43ha, đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 12/2008.
- Tổng mức đầu tư: Khoảng 1.900 tỷ, trong đó:
+ Giai đoạn 1: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục nhà ở liên kế, nhà ở biệt thự: Tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng do Chủ đầu tư cấp 1 (chúng tôi) thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2009 đến 2015.
+ Giai đoạn tiếp theo: Đầu tư phần nhà ở còn lại (bao gồm chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự) với tổng mức đầu tư ước tính 1.350 tỷ đồng bằng cách chuyển nhượng đất đã có hạ tầng cho các Chủ đầu tư cấp 2 thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2012 đến 2020.
Hiện tại, chúng tôi đang trình các Sở ban ngành của tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép đầu tư và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở giai đoạn 1 theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng có một số vướng mắc như sau:
+ Về gửi hồ sơ xin cấp phép đầu tư: Sở Kế hoạch đầu tư trả lời theo Công văn số 412/BXD-HĐXD ngày 18/3/2009 của Bộ Xây dựng gửi Sở KHĐT tỉnh Đồng Nai về thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ. Hiện nay, Sở Kế hoạch chỉ thực hiện đăng ký đầu tư (không cấp giấy phép đầu tư).
+ Về gửi hồ sơ xin tham gia ý kiến về TKCS: Sở Xây dựng từ chối tiếp nhận do thiếu “Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” (theo quy định tại Công văn số 751/SXD-TĐ ngày 16/6/2009 của Sở Xây dựng Đồng Nai).
Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng:
1) Dự án của chúng tôi thuộc nhóm A (1.900 tỷ đ) hay nhóm B (550 tỷ đ) vì thực tế chúng tôi chỉ thực hiện giai đoạn 1 (550 tỷ) còn giai đoạn tiếp theo thuộc trách nhiệm của các Chủ đầu tư cấp 2.
2) Nếu chỉ thực hiện Đăng ký đầu tư theo hướng dẫn của Sở KHĐT thì căn cứ pháp lý nào để thể hiện chúng tôi được giao làm chủ dự án nêu trên.
3) Theo quan điểm của Sở Xây dựng thì“Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” để Sở Xây dựng có cơ sở tham gia ý kiến về TKCS là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư có phù hợp không? Vì Giấy CNQSDĐ chỉ được cấp khi hoàn thành công tác đền bù giải tỏa.
Do chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nên công tác đền bù giải tỏa chỉ được thực hiện khi dự án đầu tư được duyệt và cấp phép đầu tư (tức là công tác thẩm tra/tham gia ý kiến về TKCS phải có trước khi tiến hành đền bù giải tỏa).
Chúng tôi xin được hỏi: 2 cơ quan cùng hợp tác đầu tư xây dựng siêu thị tại địa phương. Vì xây dựng ở huyện dân số không đông, sức mua chưa lớn nên quy mô thiết kế 1 tầng trệt và 1 tầng lửng. Nhưng UBND tại địa phương đó yêu cầu quy mô tối thiểu phải 3 tầng.
Xin được hỏi quý Bộ việc can thiệp của địa phương như vậy có đúng quy định hiện hành của Nhà nước không?
Bộ Xây dựng đã nhận được câu hỏi của bạn Trần Quốc Tuấn hỏi về nội dung liên quan đến việc áp dụng hệ số không ổn định sản xuất trong đơn giá nhân công xây dựng công trình.