Trong Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009, Trong mục 3.2.3 (thuộc mục 3. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN). Bảng số 3: Định mức chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn tính chi phí để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí được tính theo % của tổng chi phí, nhưng phần Ghi chú lại có hướng dẫn Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 10.000.000 đồng.
Tôi thắc mắc muốn hỏi nếu những công trình tổng chi phí nhỏ hơn 100.000.000 thì Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ được tính như thế nào? Còn thực hiện theo hướng dẫn ở phần ghi chú thì chi phí là quá cao. Kính mong người có thẩm quyền sớm giải đáp thắc mắc để tôi có cơ sở giải thích và làm việc.
- Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP qui định các công trình có TMĐT dưới 7 tỷ đồng chỉ lập Báo cáo KTKT, trên 7 tỷ đồng lập dự án đầu tư. Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP qui định các công trình có TMĐT dưới 15 tỷ đồng chỉ lập Báo cáo KTKT, trên 15 tỷ đồng lập dự án đầu tư. Trong khi đó theo định mức chi phí QLDA và tư vấn ĐTXD công trình công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP qui định mức lập báo cáo KTKT dưới 7 tỷ đồng. Như vậy khi thực hiện các công trình có mức đầu từ từ 7 tỷ đến 15 tỷ theo NĐ 12 thì áp dụng như thế nào cho phù hợp?
- Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong phần II, mục III, ý 2 có nêu "Tất cả các xã thuộc huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế chính sách qui định như đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II". Như vậy khi lập dự toán các chi phí như QLDA, tư vấn đầu tư xây dựng có được áp dụng theo Thông tư số 02/2008/TT-BXD hay không?
Hiện nay ở địa phương chúng tôi, khi CĐT trình hồ sơ Báo cáo KT-KT thì cơ quan thẩm định (phòng Quản lí Đô thị và phòng Tài chính kế hoạch) yêu cầu chúng tôi phải nộp rất nhiều loại giấy tờ liên quan đến công tác thiết kế mà không có trong qui định của Nghị định 12/NĐ-CP như: Hợp đồng tư vấn thiết kế, quyết định chỉ định hoặc quyết định trúng thầu thiết kế, giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu thiết kế, biên bản nghiệm thu thiết kế, chứng chỉ hành nghề thiết kế… Vậy những quy định đó của cơ quan hành chính địa phương chúng tôi có đúng không? Vì theo quy định trong Nghị định 12/NĐ-CP thì những quy định đó không có.
Trong hồ sơ dự án đầu tư trình để thẩm tra có bản Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư. Vậy việc kiểm tra tính xác thực của báo cáo này dựa trên cơ sở nào? Đặc biệt trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp mới thành lập để đầu tư tại Việt Nam.
Em đang quy hoạch mấy khu đất thừa dọc QL 1A cũ thị xã An Nhơn quy mô 400m2 đến 1 ha, để chỉnh trang và bán đấu giá quyền sử dụng đất. Vậy có phải làm nhiệm vụ quy hoạch không và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hay là làm thuyết minh quy hoạch. Định mức chi phí lập quy hoạch em tính theo bảng số 10 của thông tư số 01/2013/TT-BXD có đúng không? mong anh trả lời giúp em. Xin cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện các giao dịch, vào lúc 08 giờ 33 phút ngày 09/02/2015 Ngân hàng TMCP Phương Đông phát hiện có giao dịch đáng ngờ và đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào lúc 14 giờ ngày 12/02/2015. Thời gian báo cáo của Ngân hàng TMCP Phương Đông có đúng quy định không?
Trong công văn 1751/BXD-VP về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình có hướng dẫn cách tính chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các công trình có thiết kế điển hình. Hiện nay, tôi đang lập tổng dự toán công trình và có một số vướng mắc như sau: Thiết kế điển hình chỉ cho phần thân, còn phần móng do địa chất, địa hình khác nhau nên không dùng được thiết kế điển hình.
Vậy tôi xin hỏi khi tính chi phí lập BCKTKT có được tách phần móng, phần thân riêng để tính chi phí lập BCKTKT đó không?
Qua nghiên cứu nội dung 3.2 Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn áp dụng định mức chi phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Tôi có vướng mắc như sau: Tại mục 3.2.2 Chi phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh trong các trường hợp: Trường hợp sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban hành: Điều chỉnh định mức chi phí với hệ số K=0,80. Như vậy với trường hợp sử dụng lại thiết kế của công trình đã có thì có áp dụng hệ số điều chỉnh giảm K=0,80 hay không?
Chúng tôi làm việc ở Công ty Tư vấn Thiết kế. Khi nhận Tư vấn Thiết kế các công trình cải tạo, sửa chữa chống xuống cấp (không có mở rộng tính toán kết nối..., không ảnh hưởng đến kết cấu công trình cũ), chúng tôi thường làm luôn công việc Khảo sát, đánh giá, đo vẽ hiện trạng công trình, lập Báo cáo KSHT công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư và nhiệm vụ khảo sát thiết kế (có Biên bản nghiệm thu và Thanh quyết toán riêng). Chúng tôi thực hiện công việc đó bằng phương tiện và dụng cụ như: đo vẽ bằng thước, chụp ảnh mô tả các hiện tượng thực trạng và dùng các dụng cụ thô sơ để tháo dỡ và khảo sát, đánh giá và lập Báo cáo Khảo sát hiện trạng - phục vụ xây dựng công trình (bao gồm cả phần viết thuyết minh, các ảnh mô tả hiện tượng và Hồ sơ bản vẽ Khảo sát hiện trạng).
Chúng tôi lập dự toán cho công viêc đó theo hướng dẫn tại phụ lục của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, dựa vào số ngày công thực hiện và độ phức tạp của công việc. Chúng tôi ước tính chi phí tư vấn cho công việc Khảo sát, đánh giá, đo vẽ hiện trạng công trình, lập Báo cáo KSHT bằng khoảng 10-15% chi phí tư vấn thiết kế cải tạo (là phần công việc sau - lập BCKTKT) nhưng khi trình duyệt cơ quan thẩm định (phòng Quản lý Đô thị và phòng Tài chính kế hoạch) không chấp nhận và họ cũng chỉ ước tính đại khái tuỳ theo cảm nhận của họ mà chủ đầu tư thì cũng không biết dựa vào đâu để tính toán. Chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng có một hướng dẫn cụ thể hơn để đơn vị tư vấn có cơ sở thực hiện. Cơ quan thẩm định còn yêu cầu chúng tôi phải có thêm chứng chỉ hành nghề khảo sát hiện trạng phục vụ xây dựng (Chúng tôi có Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng).Theo chúng tôi hiểu thì chưa từng có chứng chỉ hành nghề khảo sát hiện trạng phục vụ xây dựng, chỉ có những công trình cần kiểm định chất lượng hoặc những công trình xây mới cần khoan khảo sát địa chất thì mới cần đến chứng chỉ hành nghề riêng. Vậy yêu cầu của cơ quan thẩm định như vậy có đúng không?
Một số cán bộ, công chức các sở, ban, ngành tỉnh hỏi: Đề nghị cho biết nội dung cơ bản của báo cáo thành tích đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”?
Luật sư cho tôi hỏi về vấn đề đổi báo cáo tài chính năm 2010 và năm 2011 Công Ty Chúng tôi mới thành lập được 2 năm, Báo cáo tài chính năm 2010 và năm 2011 đã nộp lên cơ quan thuế Nhưng đến nay chúng tôi phát hiện báo cáo tài chính năm 2010 bị sai, do vậy số dư trên báo cáo năm 2011 cũng bị sai theo. Như vậy bây giờ chúng tôi lập lại 2 báo cáo tài chính thì có được đổi lại ko? nếu đổi lại thì bị phạt là bao nhiêu? có văn bản luật nào quy định về điều này không?
Kính chào Luật sư! Em có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn của Luật Sư. Công ty em làm về phần mềm, năm 2007 là năm bắt đầu áp dụng phần mềm HTKK nên các đơn vị còn có nhiều điều thiếu sót nhất là đối với các đơn vị phần mềm có nhiều phụ lục kê khai về giảm trừ. BCTC năm 2007 cty e do ktoán cũ kê khai sai, tức là không đưa phần miễn giảm vào vì vậy đơn vị e phát sinh ra số nợ thuế TNDN năm 2007 là hơn 50tr đến năm 2009 khi e vào làm ở cty mới phát hiện ra khoản nợ này. Vậy e muốn hỏi là theo thông tư 134 áp dụng cho năm 2007 và thông tư 130 áp dụng cho các năm tiếp theo thì cty e được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu, năm 2007 cty e chưa phải nộp thuế nhưng do sai BCTC nên số nợ tồn trên cơ quan thuế là khá lớn. Vậy hiện tại cty e nên giải quyết ntn?
Tôi hiện đang làm việc tại công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập từ ngày 28/06/2013 tại Hà Nội. Tôi xin hỏi về việc làm báo cáo vốn đầu tư thì phải làm theo quý? Hay theo tháng? Hay theo phát sinh nguồn vốn vào?