Khảo sát, đánh giá, đo vẽ hiện trạng công trình, lập báo cáo khảo sát hiện trạng

Chúng tôi làm việc ở Công ty Tư vấn Thiết kế. Khi nhận Tư vấn Thiết kế các công trình cải tạo, sửa chữa chống xuống cấp (không có mở rộng tính toán kết nối..., không ảnh hưởng đến kết cấu công trình cũ), chúng tôi thường làm luôn công việc Khảo sát, đánh giá, đo vẽ hiện trạng công trình, lập Báo cáo KSHT công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư và nhiệm vụ khảo sát thiết kế (có Biên bản nghiệm thu và Thanh quyết toán riêng). Chúng tôi thực hiện công việc đó bằng phương tiện và dụng cụ như: đo vẽ bằng thước, chụp ảnh mô tả các hiện tượng thực trạng và dùng các dụng cụ thô sơ để tháo dỡ và khảo sát, đánh giá và lập Báo cáo Khảo sát hiện trạng - phục vụ xây dựng công trình (bao gồm cả phần viết thuyết minh, các ảnh mô tả hiện tượng và Hồ sơ bản vẽ Khảo sát hiện trạng). Chúng tôi lập dự toán cho công viêc đó theo hướng dẫn tại phụ lục của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, dựa vào số ngày công thực hiện và độ phức tạp của công việc. Chúng tôi ước tính chi phí tư vấn cho công việc Khảo sát, đánh giá, đo vẽ hiện trạng công trình, lập Báo cáo KSHT bằng khoảng 10-15% chi phí tư vấn thiết kế cải tạo (là phần công việc sau - lập BCKTKT) nhưng khi trình duyệt cơ quan thẩm định (phòng Quản lý Đô thị và phòng Tài chính kế hoạch) không chấp nhận và họ cũng chỉ ước tính đại khái tuỳ theo cảm nhận của họ mà chủ đầu tư thì cũng không biết dựa vào đâu để tính toán. Chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng có một hướng dẫn cụ thể hơn để đơn vị tư vấn có cơ sở thực hiện. Cơ quan thẩm định còn yêu cầu chúng tôi phải có thêm chứng chỉ hành nghề khảo sát hiện trạng phục vụ xây dựng (Chúng tôi có Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng).Theo chúng tôi hiểu thì chưa từng có chứng chỉ hành nghề khảo sát hiện trạng phục vụ xây dựng, chỉ có những công trình cần kiểm định chất lượng hoặc những công trình xây mới cần khoan khảo sát địa chất thì mới cần đến chứng chỉ hành nghề riêng. Vậy yêu cầu của cơ quan thẩm định như vậy có đúng không?

Về nguyên tắc thì phải có giá gói thầu được duyệt sau đó mới tiến hành lựa chọn nhà thầu; sau khi lựa chọn được nhà thầu thì mới đám phán ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng hai bên phải xác định được phạm vi, khối lượng công việc thực hiện và giá hợp đồng. Đề nghị công ty kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng cũng như các qui định khác có liên quan.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
503 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào