Chào Quý Tòa án tỉnh. Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, trên Facebook,...xuất hiện rất nhiều đoạn video, clip kéo vợ của dân tộc Mông diễn ra tại các xã, thôn của Tỉnh. Chẳng hạn như ở xã Pha Long, xã Tả Gia Khâu (Mường Khương), huyện Sa Pa, một số địa bàn khác. Em là dân tộc Mông, phong tục kéo vợ là một nét văn hóa đẹp và em tự hào về điều đó. Tuy nhiên, đứng trước những lời khen chê,thậm chí sỉ nhục, bôi nhọ, hạ thấp nét văn hóa đó của nhiều người, em không thể không buồn. Em ý thức được rằng, em cũng có 1 phần trách nhiệm để tuyên truyền đến các cô gái, cũng như các anh những nội dung pháp luật cần thiết. Em có 1 số câu hỏi muốn được Tòa án Tỉnh trả lời. Câu 1: Đối với các hành vi KÉO VỢ (trong trường hợp 2 bên không có tình cảm với nhau), người con gái bị kéo đến mức KHÔNG NÓI ĐƯỢC một lời, khóc không thành tiếng, kêu không nổi, cô gái đã kêu xin thật thảm thiết, nhiều đối tượng là nam giới vẫn liên tục kéo, bắt ép lên xe máy, xe ô tô, ... Vậy trong trường hợp trên, hành vi của các nam giới có vi phạm pháp luật không ? Có vi phạm tại các điều khoản sau của Bộ Luật Hình sự 2015 không ? 1. Điểm e, g, h; Khoản 2, Khoản 3; Điều 157 2. Điểm b; Khoản 1; Điều 377 Câu 2. Trong một số trường hợp khác thì vi phạm tại điều sau không (Luật Hình sự) ???: Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 377 và Điểm c, Khoản 3 Điều 377 . Câu 3: Trong trường hợp cưỡng ép hôn nhân (Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014) thì sẽ xử lý như thế nào ? Nếu phát hiện trường hợp trên thì Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý ? Câu 4. Tòa án tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc giải quyết các hành vi nếu gặp trường hợp các đối tượng là nam giới đang kéo vợ ??? Chân thành cảm ơn. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Tòa án tỉnh.