Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước như sau:
1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:
a) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
b) Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;
c) Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
d) Chương, mục, điều, khoản, điểm;
đ) Chương, điều, khoản, điểm;
e) Điều, khoản, điểm.
2. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý; không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
3. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Trên đây là quy định về Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?