Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi nào?
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?
Hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán bao gồm những loại tài sản nào?
Khi nào hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là xác lập băng văn bản?
Trong hợp đồng mua bán tài sản nên có những mục nào?
Công ty chúng tôi ký hợp đồng mua bán nhưng quên ghi điều khoản lãi suất phạt khi chậm thanh toán. Nay nộp đơn kiện ra tòa, chúng tôi tính áp dụng lãi suất phạt theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tôi nghe nói bên bị đơn thuê luật sư tranh luận rất dữ, xin hỏi: nếu bị đơn căn cứ theo hợp đồng mua bán không đề cập khoản phạt, chúng tôi có thể vin vào quy định nào của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình không?
Nhờ các luật sư tư vấn giúp mình: Tháng 3/2010, mình mua một mảnh đất vườn, đã trả 70% tiền. Người bán hẹn 2 tháng sau có sổ đỏ. Nhưng từ đó đến giờ vẫn chưa có. Lúc đó mình vì tin tưởng nên đã không ghi trong hợp đồng nếu quá hạn thì sẽ thế nào. Tháng 11/2011, mình có đưa thêm 10% tiền nữa, và yêu cầu người bán viết giấy biên nhận, kèm theo ràng buộc, trong vòng 6 tháng (đến tháng 5/2012) nếu không giao được sổ đỏ sẽ phải hoàn trả gấp đôi tổng số tiền đã giao. Hiện giờ đã là tháng 9, mình có yêu cầu người đó thực hiện thỏa thuận, nhưng họ bảo không được. Và từ đó đến giờ mình không thể hẹn gặp mặt được, chỉ có thể nói qua điện thoại. Mình cũng ko biết nhà, chỉ biết địa chỉ công ty (là giám đốc công ty tư nhân). Bây giờ mình đã tìm hiểu việc làm được sổ đó rất khó khăn nên muốn yêu cầu thực hiện thỏa thuận (Trả lại gấp đôi tiền) Xin hỏi các luật sư: Mình muốn đưa việc này ra pháp luật thì thủ tục như thế nào? Mình phải chịu các khoản phí gì? Đưa ra pháp luật thì mình có khả năng đòi được tiền hay ko?
Ngày 2/3/2011, A và B thỏa thuận về việc A đồng ý bán cho B 500 viên gạch men Ý ngoại nhập loại một, giá 95 ngàn đồng/viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, do có khó khăn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này nên A thông báo đến B là hiện nay cơ sở sản xuất của A chỉ còn gạch men Ý loại 3 (giá 80 ngàn đồng/viên) nên A đề nghị thay thế loại gạch này. Hậu quả pháp lý của hợp đồng trong hai trường hợp B đồng ý hoặc không đồng ý với đề nghị của A? Giả sử B đồng ý thay thế gạch men Ý loại 3 theo đề nghị của A. Đến hạn giao hàng, B giao số lượng đến 600 viên gồm 500 viên gạch men Ý loại 3 và 100 viên gạch men Ý loại 1. A đồng ý nhận toàn bộ số gạch này và thanh toán với giá đối với loại gạch men Ý loại 3 đã thỏa thuận là 80 ngàn đồng/viên nhưng B không đồng ý và cho rằng A phải thanh toán 100 viên gạch men Ý loại 1 cho A theo giá 95 ngàn đồng/viên. A không đồng ý và hai bên xảy ra tranh chấp. Luật sư hãy cho e biết cách giải quyết trường hợp này như thế nào?
Xin hỏi Luật sư: Công ty chúng tôi có ký hợp đồng mua bán máy với khách hàng từ ngày 15/09/2008 đến nay, và khách hàng có đặt cọc cho công ty chúng tôi 5 triệu đồng. Thời gian giao hàng là 45 ngày kể từ ngày nhận được tiền đặt cọc 29/09/2008. Thời hạn hợp đồng là có hiệu lực từ ngày ký 15/09/2008. (Hợp đồng không quy định rõ là ngày kết thúc hợp đồng) Cho đến nay phía khách hàng vẫn không chịu nhận máy vì lý do là chưa đủ điều kiện để mua máy. Nay công ty chúng tôi muốn thanh lý hợp đồng trên và không phải trả lại tiền cọc có được không? Theo qui định của Pháp luật nếu hợp đồng không quy định thời gian rõ ràng thì được kéo dài đến khi nào mới vô hiệu? Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Luật sư!
Xin chào các Luật sư, Hiện nay em đang vướng phải 1 sự việc như này. Em có viết 1 giấy mua bán xe với 1 người. Trong giấy mua bán chỉ ghi là bán xe máy Exciter 2010 cho ông Trần Chí Dương mà không ghi giá tiền, không ghi ngày kí kết hợp đồng. Sau đó ông Dương yêu cầu e viết 1 giấy mượn chiếc xe e vừa bán có thời gian mượn là 1 tháng. Sau đó ông Dương lấy đi giấy đăng kí xe máy của em và để lại xe cho em đi. Mục đích của giao dịch dân sự này là để cho người bạn của em có thể tạm thời lấy 1 chiếc laptop do đã thế chấp để vay tiền của ông Dương. Tức là chiếc xe của e thay thế vào chiếc laptop đã cầm cố. Và ông Dương giải thích làm như vậy để lách luật vì cá nhân ông Dương ko có giấy phép kinh doanh cho vay thế chấp. Người bạn em hẹn sau 1 tuần sẽ mang laptop về và trả lại giấy tờ xe cho em. Nhưng sau đó anh ta không quay trở lại và bị gia đình bắt ở nhà. Các luật sư có thể cho e biết trong trường hợp này hợp đồng bán xe e viết có vô hiệu không? Hoặc nếu anh bạn em không thể làm như lời hứa thì có thể đòi lại giấy tờ xe máy không? Và bằng cách nào? Xin cảm ơn các luật sư và mong sớm nhận được hồi âm.
Hiện nay đã có luật nhà ở mới ngày 25/11/2014. Ngoài ra Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều luật nhà ở. Sau đó NHNN đã ban hành thông tư 26/2015/TT-NHNN về việc hướng dẫn thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Trong nội dung thông tư có nhắc tới " Việc nhận thế là là quyền phát sinh từ HĐMB thực hiện theo nghị định 99 và luật nhà ở", tuy nhiên của nghị định 99 và luật nhà ở đều không đề cập đến "quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán". Vậy xin được hỏi, hiện nay có được nhận thế chấp là quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán hay không? Ngoài ra, các phòng tài nguyên môi trường hiện nay không nhận đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai do chưa có hướng dẫn? Vậy phải làm như thế nào? Trân trọng cảm ơn
Vợ chồng tôi sẽ bán lại ngôi nhà của mình cho anh Tâm. Chúng tôi thỏa thuận với anh Tâm rằng ngày 15/1/2016 sẽ ký kết hợp đồng mua bán nhà và anh Tâm phải đặt cọc cho chúng tôi số tiền là 20 triệu đồng để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng diễn ra vào đúng ngày đó. Cho đến ngày 15/1/2016 chúng tôi không thấy anh Tâm đến ký kết hợp đồng. Đến tận ngày 22 thì anh mới xuất hiện và yêu cầu chúng tôi thực hiện việc ký hợp đồng theo thỏa thuận. Chúng tôi không đồng ý với việc này bởi anh Tâm đã không thực hiện đúng như cam kết từ trước. Thấy vậy anh Tâm nói không muốn ký hợp đồng nữa và yêu cầu chúng tôi trả lại số tiền đặt cọc. Tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi luật sư xem trong trường hợp này pháp luật quy định như thế nào? Tôi có phải trả lại số tiền đặt cọc không?
Công Ty A là công ty TNHH và hiện có một số khách hàng đang nợ tiền (công nợ khó đòi) nhưng giờ Cty A không thu hồi được nợ & muốn giải thể công ty. Trường hợp giải thể công ty thì không đủ tư cách pháp nhân để đòi nợ, như vậy Công ty A muốn bán công nợ qua một công ty TNHH khác có được không ạ? và thủ tục gồm những gì ạ? và nếu được có thể cho em xin mẫu hợp động mua bán công nợ không ạ?
Kính gửi: Luật sư. Công ty tôi là Công ty Xây dựng nên trong quá trình thi công công trình thường xuyên phải mua vật tư, vật liệu của các nhà cung cấp là các doanh nghiệp. Tôi thấy, trong hợp đồng mua bán với một số nhà cung cấp phần căn cứ ghi "Căn cứ Bộ luật dân sự", nhưng một số khác ghi "Căn cứ Luật Thương mại". Tôi đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi, ghi căn cứ luật áp dụng như thế nào là chính xác. Trân trọng cảm ơn.
Kính chào luật sư! Hiện tại tôi đang công tác cho một Cty cổ phần 50% vốn nhà nước. Phía công ty tôi có ký kết HĐ mua bán thiết bị máy móc với một công ty chuyên về lĩnh vực này.Việc ký kết sau khi thông qua quy trình đấu thầu. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận các điều khoản về hàng hóa và thanh toán cụ thể. Tuy nhiên, về phía Bên bán đã có 1 sai sót về đơn vị tính số lượng hàng hóa dẫn đến sai sót về số tiền. (1 bộ máy có 4 phần, mỗi phần có giá trị riêng, nhưng trong báo giá Bên bán chỉ ghi đơn vị tính 1 phần nên đơn giá cũng chỉ 1 phần). Bên mua chúng tôi nhận hàng và không biết có sự sai sót này. Sau đấy phía Bên bán có công văn thông báo sai sót này. Bên mua chúng tôi đã đồng ý chấp nhận ký phụ lục HĐ điều chỉnh đơn giá. Nhưng sau này phía bên tôi xem xét số tiền ký phụ lục bổ sung quá cao, vượt quá 10% cho phép. Vậy nay tôi muốn hỏi luật sư, liệu việc báo giá và điều chỉnh giá như vậy của Bên bán có vi phạm quy định về đảm bảo giao hàng đúng và đủ số lượng, chất lượng không? Khả năng chi trả thêm của cty chúng tôi đối với phụ lục này là không thể. Vậy có hướng giải quyết như thế nào đối với hợp đồng này ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./.
Tôi đang chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp và đang trong quá trình chờ được đăng ký kinh doanh, tôi có quyền được ký kết hợp đồng mua bán tài sản với một doanh nghiệp khác hay không?
Anh K và anh M sống ở thành phố H. Anh K bán cho anh M ngôi nhà của mình ở tỉnh N. Xin hỏi việc công chứng hợp đồng mua bán ngôi nhà nêu trên giữa anh K và anh M phải thực hiện tại Phòng công chứng thuộc thành phố H hay tỉnh N?