Tôi làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, nay muốn xin cấp giấy chứng nhận chưa kết hôn để làm thủ tục kết hôn. Tuy nhiên do không có điều kiện về Nha Trang làm thủ tục, tôi có thể nhờ người nhà làm thay?
Tôi làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, nay muốn xin cấp giấy chứng nhận chưa kết hôn để làm thủ tục kết hôn. Tuy nhiên do không có điều kiện về Nha Trang làm thủ tục, tôi có thể nhờ người nhà làm thay?
Hộ tịch là gì? Thế nào là đăng ký hộ tịch?
Tôi là cán bộ tư pháp ký hợp đồng dài hạn đến khi có thi công chức tại xã phường, nhưng đã ký hợp đồng đến ba tháng vẫn chưa thấy kế toán bên tôi làm bảo hiểm cho mình nên để đảm bảo quyền lợi cho bản thân tôi muốn hỏi rõ thủ tục làm bảo hiểm như thế nào và căn cứ vào văn bản pháp luật nào?
Khi đăng ký hộ tịch, cá nhân cần xuất trình các loại giấy tờ gì?
Đăng ký hộ tịch là gì?
Hộ tịch là gì?
Trước đây trong hộ khẩu, mẹ chồng tôi đã khai chủ hộ là Nguyễn Thị H, khi làm hồ sơ hưởng chế độ người có công với cách mạng đối chiếu với Giấy khai sinh gốc lại là Nguyễn Thị Bích H, không khớp với Sổ hộ khẩu nên bị từ chối nhận hồ sơ. Nay mẹ chồng tôi muốn điều chỉnh lại họ, tên trong hộ khẩu cho phù hợp với tên Giấy khai sinh. Vậy tôi xin hỏi, việc điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác được pháp luật quy định như thế nào?
Thưa Luật sư, tôi đi làm giấy khai sinh cho con mình và được UBND xã cấp giấy khai sinh, nhưng bản chính giấy khai sinh là do một phó chủ tịch xã ký, tôi nghe nói bản chính giấy khai sinh chỉ do chủ tịch xã mới được ký. Tôi có hỏi cán bộ tư pháp xã thì được trả lời là vị phó chủ tịch ký giấy này đã được chủ tịch ủy quyền hay giao quyền gì đó nên mới ký. như vậy giấy khai sinh của con tôi có hợp pháp không, nếu không hợp pháp sẽ khiếu nai ở đâu để được giải quyết. Mong luật sư giúp cho. Cảm ơn
Việc sử dụng tại Việt Nam các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thực hiện như thế nào?
Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về hộ tịch?
Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác hộ tịch?
Trước đây trong hộ khẩu, mẹ chồng tôi đã khai chủ hộ là Nguyễn Thị H, khi làm hồ sơ hưởng chế độ người có công với cách mạng đối chiếu với Giấy khai sinh gốc lại là Nguyễn Thị Bích H, không khớp với Sổ hộ khẩu nên bị từ chối nhận hồ sơ. Nay mẹ chồng tôi muốn điều chỉnh lại họ, tên trong hộ khẩu cho phù hợp với tên Giấy khai sinh. Vậy tôi xin hỏi, việc điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác được pháp luật quy định như thế nào?
Cha tôi là dân tộc Hán, nguyên quán Quảng Đông, Trung Quốc; mẹ tôi là dân tộc Kinh, nguyên quán Hội An, Việt Nam. Các anh em tôi sinh ra lấy dân tộc và nguyên quán theo cha. Vậy cho tôi hỏi, bây giờ các anh em tôi có thể cải chính lại dân tộc và nguyên quán theo mẹ có được không? Đăng ký khai sinh cho con tôi, tôi muốn lấy nguyên quán và dân tộc theo vợ tôi (dân tộc kinh và nguyên quán Đà Nẵng) để đăng ký cho con tôi có được không? Nếu đã đăng ký cho con tôi lấy nguyên quán và dân tộc theo tôi (tức theo cha), bây giờ có thể điều chỉnh theo vợ tôi có được không? Sau này, mọi giấy tờ liên quan đến con tôi sẽ có phần ghi nguyên quán và quê quán, tôi phải khai cho con tôi như thế nào? Các trường hợp trên nếu được thì thủ tục phải làm như thế nào?
Anh Nguyễn Văn Tài đến Uỷ ban nhân dân xã trình bày với cán bộ tư pháp - hộ tịch sự việc như sau: trước đây, khi đăng ký khai sinh, con trai của anh được đặt tên là Nguyễn Tài Phú. Nhưng sau đó, do bên họ ngoại có người cậu cũng tên là Phú chết trẻ, vì sợ kiêng cho cháu đích tôn nên ông bà nội của cháu Phú yêu cầu cả họ gọi lái tên cháu Phú thành Phúc đồng thời buộc anh Tài phải đi sửa tên con trong Giấy khai sinh thành Phúc. Khôngmuốn làm trái ý cha mẹ nên anh Tài đã tự điền thêm chữ “c” vào sau chữ Phú ở trong bản sao Giấy khai sinh của con, riêng bản chính Giấy khai sinh vẫn để nguyên tên là Phú. Khi con đến tuổi đi học, anh Tài đã nộp bản sao Giấy khai sinh của con mang tên Nguyễn Tài Phúc cho nhà trường, do đó tất cả hồ sơ học bạ của con anh ở trường đều mang tên đó. Tháng 5 năm 2006 cháu Phú lên 10 tuổi, khi làm hồ sơ chuyển cấp, nhà trường yêu cầu nộp bản chính Giấy khai sinh để đối chiếu thì phát hiện tên của cháu trong bản chính Giấy khai sinh và học bạ khác nhau nên yêu cầu anh Tài phải thay đổi tên trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Phú cho phù hợp với hồ sơ và học bạ của cháu. Sau khi nghe anh Tài trình bày, cán bộ tư pháp - hộ tịch yêu cầu anh Tài quay về nhà trường đề nghị sửa tên trong học bạ theo bản chính Giấy khai sinh cho thống nhất. Nhưng anh Tài thiết tha đề nghị cán bộ tư pháp - hộ tịch giúp anh làm theo yêu cầu của nhà trường bằng cách ghi thêm chữ “c” vào trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Phú. Anh cũng trình bày thêm rằng vì cha mẹ anh không chấp nhận để cháu đích tôn mang tên là Phú nên mong cán bộ giải quyết để gia đình không mâu thuẫn. Cán bộ hộ tịch cần giải quyết tình huống này thế nào?
Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường có thẩm quyền gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác hộ tịch?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về hộ tịch như thế nào?
Hồi nhỏ bố tôi dùng giấy khai sinh của anh tôi cho tôi đi học, do đó học bạ và các bằng tốt nghiệp của tôi từ cấp I cho đến khi học đại học ra trường mang tên Hậu sinh ngày 12/02/1982, nhưng trong sổ hộ khẩu, giấy khai sinh mang tên Hận sinh ngày 17/04/1982. Trường hợp này giải quyết như thế nào để khớp tất cả các giấy tờ có liên quan?
Theo hồ sơ lý lịch Đảng viên, ông Nguyễn Văn A sinh năm 1952 nhưng theo giấy khai sinh và các giấy tờ khác, kể cả bằng cấp ghi nhận ông Nguyễn Văn A sinh năm 1957. Lý do ông Nguyễn Văn A, khai trong lý lịch Đảng là sinh năm 1952 đây là năm sinh thực tế, còn việc khai năm 1957 là mẹ ông đã nhờ người làm giả hồ sơ để được cấp giấy khai sinh để được đi học. Suốt từ đó đến nay ông Nguyễn Văn A vẫn sử dụng năm 1957 là năm sinh của mình chỉ riêng hồ sơ Đảng ông mới khai sinh năm 1952. Vì vậy, để có cơ sở giải quyết chế độ hưu cho người lao động mình phải cải chính như thế nào? Rất mong, nhận được sự giúp đỡ của quý Cơ quan. Trân trọng cảm ơn.
Theo quy định tại Thông tư 08.a thì Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2010 và thay thế những quy định về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch trước đây trái với Thông tư này. Như vậy Quyết định 01/2006/QĐ-BTP về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch ngày 29/3/2006 coi như đã hết hiệu lực trong khi đó Thông tư 08.a chỉ ban hành 40 biểu mẫu sử dụng để đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định Nghị định 158/2005 trong đó không có các tờ khai, và 1 số biểu mẫu mà Quyết định 01/2006/QĐ-BTP quy định vậy tôi xin hỏi các tờ khai và biểu mẫu theo Quyết định 01/2006/QĐ-BTP có còn sử dụng được không?
Bố tôi là người dân tộc Nùng, có nguyên quán tại Quảng Tây, Trung Quốc nhưng gia đình đã sinh sống ở Việt Nam từ rất lâu (cụ nội tôi sinh ra và mất tại Việt Nam). Mẹ tôi có nguyên quán tại Việt Nam. Khi khai sinh và đăng ký hộ khẩu thì tôi được khai sinh và cán bộ hộ khẩu ghi thông tin nguyên quán là: Quảng Tây, Trung Quốc. Hiện tại, bố tôi đã mất, mẹ vẫn còn sống. Hỏi: Tôi muốn thay đổi lại thông tin về nguyên quán theo mẹ của tôi có được không và tôi cần phải làm thủ tục gì để được thay đổi?