Ngày 3 tháng 12 là ngày gì? Ngày 3 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm?
Ngày 3 tháng 12 là ngày gì? Ngày 3 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm?
Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật.
Như vậy, ngày 3 tháng 12 là ngày Quốc tế Người khuyết tật. Theo lịch Vạn niên, ngày 3 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 03/11/2024 âm lịch.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi, sự bình đẳng và hòa nhập của người khuyết tật vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Đây cũng là cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một xã hội hòa nhập, trong đó mọi người, bất kể khả năng hay khuyết tật, đều có thể tham gia bình đẳng.
Mỗi năm, Ngày Quốc tế Người khuyết tật có một chủ đề khác nhau, nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật.
Các chủ đề thường xoay quanh việc tăng cường quyền lực cho người khuyết tật, tạo điều kiện để họ tiếp cận giáo dục, việc làm và các dịch vụ y tế. Chủ đề này giúp định hướng các hoạt động, chiến dịch, và sự kiện liên quan trên toàn cầu.
Ngày 3 tháng 12 là ngày gì? Ngày 3 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu dạng tật và mức độ khuyết tật?
Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật:
Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, có 6 dạng tật và 3 mức độ khuyết tật. Cụ thể như sau:
[1] 6 Dạng tật
- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên
[2] 3 Mức độ khuyết tật
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên
Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau:
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội
- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?