Chị gái tôi hiện nay đang có chồng và có con, nhưng nhà chồng ở xa tận ngoài Bắc. Hiện nay chồng chị tôi đang bị nghiện hút(thực ra anh ấy nghiện từ trước rồi nhưng chị tôi dấu) giờ chị tôi muốn ly dị với anh rể tôi mà không cần ra ngoài Bắc thì ly dị trong này có được không?
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, có nhiều cụm từ trong điều luật chúng tôi không hiểu. Đề nghị Quý Báo giải thích?
Bà Giang và ông Ninh có tranh chấp đất đai. Mảnh đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định. Sau khi hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường không thành, bà Giang đến Tổ hòa giải hỏi, bà muốn khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết có được không?
Ông Long và bà Lan là anh em, có tranh chấp mảnh đất do cha mẹ để lại. Bà Lan đã có giấy tờ hợp pháp về thừa kế. Sau khi hòa giải tại Tổ hòa giải của thôn và tại Ủy ban nhân dân xã không thành, bà Lan gặp anh Hoa - Hòa giải viên của thôn và đề nghị tư vấn giúp, trường hợp của bà có thể nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tại Tòa án được không?
Tôi và chồng tôi cưới nhau năm 2008. Năm 2010 chồng tôi được phân công tác vào Hà Tĩnh và sinh sống luôn trong đó, lấy thêm một người vợ nhưng không đăng ký kết hôn với người đó và không chịu ly hôn với tôi. Tôi đã gửi đơn xin ly hôn đơn phương lên Tòa án nhân dân thành phố nơi trước đây vợ chồng tôi sinh sống và cũng là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của tôi nhưng Tòa án yêu cầu tôi phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân ở Hà Tĩnh nơi chồng tôi đang sinh sống và làm việc và phải tham gia phiên tòa ở trong đó. Do điều kiện con nhỏ, tôi không thể đi được, vậy tôi có thể gửi đến Tòa án nào khác để xin ly hôn không?
Ông A là người phải thi hành án, có tài sản là 01 ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông A. Quá trình đôn đốc thi hành án, vợ ông A đã gửi đơn khởi kiện chia tài sản chung của 2 vợ chồng. Toà án đã thụ lý đơn nhưng chưa xét xử thì vợ ông A chết. Do vậy, Toà án đã đình chỉ việc khởi kiện chia tài sản chung. Nay cơ quan THA muốn kê biên tài sản chung của vợ chồng ông A thì có phải hướng dẫn các con của vợ chồng ông A khởi kiện ra Toà để chia di sản không?
Năm 1997, bố mẹ tôi có làm ăn thua lỗ nên viết giấy tay bán nhà cho ông A với giá 65 cây vàng thời đó. Đến năm 2009, ông A kiện nhà tôi để lấy lại nhà. Nếu nhà tôi trả đủ tiền thì sẽ đưa lại nhà cho chúng tôi. Mẹ tôi vì muốn giữ lại ngôi nhà kỷ niệm nên đã cố gắng trả được 20 cây vàng thời điểm đó. Hiện nay người đó làm đơn yêu cầu thi hành án kê biên nhà tôi. Nhà tôi chỉ có 20m2 thì làm sao có giá là 65 cây vàng được. Cho tôi hỏi nếu thi hành án kê biên nhà và đấu giá bán không đủ số tiền trên thì nhà tôi có phải trả thêm tiền cho ông A hay không?
Trường hợp quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự không đề cập đến việc người phải thi hành án phải chịu lãi suất chậm thi hành án nếu không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đơn yêu cầu thi hành án lại yêu cầu tính cả lãi suất chậm thi hành án. Vậy cơ quan thi hành án ra quyết định như thế nào? Biết là thời điểm yêu cầu thi hành án vào tháng 10/2009.
Mẹ và cha tôi đã ly hôn, đã được tòa án tỉnh Kiên Giang xét xử phúc thẩm và chia tài sản, đồng thời giải quyết nợ. Trong thời gian này, mẹ tôi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên mẹ, như bản án đã nêu. Tuy nhiên các chủ nợ yêu cầu xét xử Giám đốc thẩm và Tòa án tối cao có thông báo là đã nhận được đơn yêu cầu của mấy chủ nợ. Nhưng không thông báo là đình chỉ thi hành án. Vậy tài sản của mẹ em đã được chia, có làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên mẹ em hay không. Vì phòng tài nguyên huyện nói là phải đình chỉ và không được làm.
Em tôi bị đánh thương tích 19% được tòa án huyện nơi hiện trường xảy ra vụ án giải quyết, nhưng thời gian đã qua 6 tháng từ ngày kết thúc phiên tòa mà chưa được bồi thường tiền chữa trị thuốc thang. Gia đình tôi phải làm gì để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết giúp đỡ gia đình tôi?
Bà A thế chấp bất động sản X để vay vốn ngân hàng. Do vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên ngân hàng đã khởi kiện, yêu cầu phát mãi tài sản bảo đảm. Theo bản án của Tòa tuyên trong trường hợp A không trả nợ đầy đủ cho ngân hàng thì được phát mãi tài sản bảo đảm để trả nợ. Bản án có hiệu lực pháp luật, ngân hàng yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm, cơ quan thi hành án vẫn chưa thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản với lý do Bà A không hợp tác, không cho Chấp hành viên xác minh tài sản thực tế (cản trở không cho đo vẽ sơ đồ hiện trạng tài sản), có hành vi lăng mạ, xúc phạm Chấp hành viên. Cơ quan thi hành án đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân chỉ đồng ý cho cưỡng chế, kê biên tài sản nếu tài sản được xác minh đo vẽ thực tế.
Vậy, trong trường hợp này, cơ quan thi hành án có thực hiện cưỡng chế, kê biên cùng thời điểm với việc đo vẽ được không? Nếu cơ quan thi hành án không tiến hiện cưỡng chế, kê biên tài sản do người phải thi hành án chống đối, cản trở không cho đo vẽ tài sản thì có vi phạm quy định pháp luật không? Việc Viện kiểm sát không đồng ý cho cơ quan thi hành án cưỡng chế, kê biên tài sản vì tài sản chưa được đo vẽ thực tế có đúng quy định pháp luật không? Để tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản thì theo quy định trong trường hợp này cần thực hiện như thế nào?