Quyết định của Tòa án không đề cập đến lãi chậm thi hành án thì ra quyết định thi hành án như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản có quy định về tính lãi suất chậm thi hành án thì để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án, hạn chế việc bên phải thi hành án cố tình dây dưa, không tự nguyện thi hành án, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án, khoản tiền phải nộp để đưa vào ngân sách Nhà nước (tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, tiền phạt), Toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận, các đương sự đã thống nhất với nhau không tính lãi chậm thi hành án (biên bản hòa giải thành đã xác định) nên nhiều trường hợp Tòa án không đề cập đến khoản này tại quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự.
Vì thế, về nguyên tắc, cơ quan thi hành án thi hành đúng nội dung quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự mà Tòa án không tuyên lãi chậm thi hành án thì chỉ ra quyết định thi hành đối với số tiền phải thi hành án theo quyết định của Tòa án, nên không ra quyết định thi hành án đối với lãi chậm thi hành án mặc dù đơn yêu cầu của người được thi hành án có nêu. Cơ quan thi hành án cần giải thích cho đương sự biết. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định công nhận thỏa thuận đó chưa rõ thì đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền đề nghị Tòa án giải thích; nếu có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận thỏa thuận đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?