GD&TĐ - Tôi được tuyển làm giáo viên trong biên chế, dạy môn Giáo dục công dân được 1 năm. Vừa qua, Hiệu trưởng muốn thay đổi nội dung hợp đồng để chuyển tôi sang làm nhân viên thiết bị trường học.
Nếu tôi không chấp thuận và chuyển công tác thì có phải chấm dứt hợp đồng làm việc hay không? Quy định về thay đổi nội dung dứt hợp đồng làm việc được quy định như thế nào? – Cấn Hà Khanh (canhakhanh***@gmail.com).
Tôi là giáo viên của một trường tiểu học công lập tỉnh Bạc Liêu. Đến ngày 1/11/2015, tôi đủ 5 năm công tác (không kể thời gian tập sự).
Nhưng tôi vẫn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Lý do là do tôi là giáo viên hợp đồng.
Tuy nhiên trường hợp của tôi là hợp đồng không xác định thời hạn, tôi vẫn phải trải qua thời gian tập sự 1 năm và được xếp lương theo ngạch giáo viên có mã số ngạch là 15 theo quy định của Nhà nước.
Vì là hợp đồng không xác định thời hạn nên tôi không phải tham gia kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên. Như vậy trường hợp của tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi? - Nguyễn Thị Hạnh Dung (hanhdung***@gmail.com).
Bà Lại Thị Huế (tỉnh Thanh Hóa) là giáo viên, đã tham gia BHYT trên 13 năm. Chồng bà Huế là liệt sĩ, hy sinh năm 2012. Bà Huế hỏi, bà muốn chuyển sang hưởng chế độ BHYT đối với thân nhân liệt sĩ thì bà có phải đóng BHYT nữa không?
Xin được hỏi Tòa soạn, trường hợp nào giáo viên bị kỷ luật cảnh cáo. Ở trường tôi, có giáo viên tự ý nghỉ làm gần 1 tháng, khiến chúng tôi phải dạy thay mà không bị xử lý. Như vậy có đúng hay không? - Nguyễn Văn Hiển (nguyenhien***@gmail.com).
Tôi tốt nghệp đại học Sư phạm Toán năm 2006. Sau khi được Sở GD&ĐT tỉnh X tuyển dụng vào làm giáo viên THCS ở một huyện Y và được xếp lương theo hệ số 2,34 (15a.201).
Hiện tôi đã dạy được khoảng 9 năm và hưởng lương bậc 3 (3,00). Xin hỏi chuyên mục: Theo quy định xếp loại chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên năm 2015 thì tôi được xếp vào hạng nào? - Nguyễn Quốc Việt (viet***@yahoo.com.vn).
Tôi là giáo viên THCS đồng thời là tổ trưởng tổ Tự nhiên kiêm phụ trách phòng thực hành môn Hóa học và Sinh học. Theo quy định, tôi phải dạy 19 tiết/tuần.
Năm học vừa qua tôi được phân công giảng dạy môn Sinh học và Hóa Học khối 8 và 9 (do trường có 1 lớp 8 và 2 lớp 9, không có giáo viên bộ môn Hóa) có tổng là 12 tiết/1 tuần, cộng với môn Vật lý lớp 8 dạy 1 tiết/1 tuần và môn Sinh học lớp 7B dạy 2 tiết/1tuần.
Ngoài ra, trong năm học tôi được điều động đi công tác 5 ngày, tôi phải nghỉ 15 tiết dạy, không có người dạy thay, sau khi công tác về tôi phải dạy bù. Vậy trường hợp này nếu được tính thừa giờ thì tính như thế nào? Lê Đình Sơn (ledinhson.c2@quephong.edu.vn).
Tôi là giáo viên phổ thông có kiêm nhiệm thêm công tác cơ sở vật chất của nhà trường. Vậy theo quy định tôi được giảm bao nhiêu tiết/tuần? - Đỗ Diễn (bacdo1965@gmail.com).
Trong kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên tôi và một người khác bằng điểm nhau. Tuy nhiên, tôi bị đánh trượt. Như vậy có đúng không? – Nguyễn Thị Hồng Liên (honglien_sp...@gmail.com)
Tôi là giáo viên đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tôi được Phòng GD&ĐT cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tập trung 2 tháng.
Tuy nhiên tôi mới được nhận hỗ trợ tiền học phí, còn lại tôi phải tự túc hoàn toàn. Xin được hỏi chuyên mục, trường hợp của tôi có được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn hay không? - Trương Công Tiến (congtien***@gmail.com).
Tôi sinh ngày 12/12/1958, là giáo viên tiểu học, vào ngành tháng 9/1978, tính đến nay tôi có thời gian đóng BHXH là 37 năm 6 tháng. Nay thị lực 2 mắt của tôi còn khoảng 4/10. Tôi có thể xin nghỉ hưu theo Nghị định 108 được không ? - Dương Tư (dtu.th.xsn.dxuan@phuyen.edu.vn).
Chúng tôi là giáo viên đang dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường chúng tôi nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Chúng tôi có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút đối với giáo viên dạy học ở vùng khó và phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trong trường nội trú hay không? – Lý Xuân Phương (xuanphuong***@gmail.com).
Chúng tôi là những giáo viên, nhân viên đang công tác ở vùng núi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện chúng tôi đang nhận được tiền trợ cấp mua nước ngọt là 200.000 đồng/tháng.
Năm học trước chúng tôi chỉ được hưởng 180.000 đồng/tháng. Xin hỏi mức trợ cấp như vậy đã đúng hay chưa? - Lê Thanh Tuấn (lethanhtuan***@gmail.com).
Tôi được biết từ ngày 1/1/2013 đã quy định rõ về chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục nhưng lại không quy định rõ về số lượng tiền là bao nhiêu. Tại tỉnh tôi có rất nhiều mức chi khác nhau: 2,3 - 2,9 triệu đồng, còn huyện tôi lại chi có 1,4 triệu đồng. Việc làm đó đúng hay sai? - Vũ Quốc Tuấn (tuantheduc***@gmail.com).
Vợ tôi là giáo viên trong biên chế của một trường mầm non ở Hải Dương. Tôi quê ở Hà Nam. Sau khi kết hôn, tôi có ý định chuyển công tác cho vợ về Hà Nam để phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Tuy nhiên, địa phương nơi vợ tôi đang công tác yêu cầu: nếu chuyển công tác thì phải làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động và chốt sổ bảo hiểm. Tôi rất hoang mang và lo lắng không biết điều này có đúng không, mong quý Tòa soạn giải thích giúp? – Nguyễn Trần Hoàn (nguyentranhoan***@gmail.com).
Chúng tôi là giáo viên vùng cao. Nơi chúng tôi công tác không còn thuộc diện vùng khó khăn từ năm 2006 nhưng được gia hạn đến năm 2008. 2 năm gia hạn đó chúng tôi vẫn được hưởng chế độ như vùng khó khăn. Thời gian 2 năm gia hạn đó chúng tôi có được tính thời gian lâu năm tại vùng khó hay không?
Tôi là giáo viên trong biên chế hiện đang trực tiếp giảng dạy tại một trường công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện tôi đang nghỉ chế độ thai sản.
Vậy thời gian này tôi có được hưởng các chế độ chính sách đối với giáo viên đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn hay không? – Lê Hà My (lehamy***@gmail.com).