Tra cứu hỏi đáp Đầu tư

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục đầu tư xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Chúng tôi là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, được UBND tỉnh Đồng Nai giới thiệu địa điểm để đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với các thông số chính như sau: - Quy mô dự án: 43ha, đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 12/2008. - Tổng mức đầu tư: Khoảng 1.900 tỷ, trong đó: + Giai đoạn 1: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục nhà ở liên kế, nhà ở biệt thự: Tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng do Chủ đầu tư cấp 1 (chúng tôi) thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2009 đến 2015. + Giai đoạn tiếp theo: Đầu tư phần nhà ở còn lại (bao gồm chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự) với tổng mức đầu tư ước tính 1.350 tỷ đồng bằng cách chuyển nhượng đất đã có hạ tầng cho các Chủ đầu tư cấp 2 thực hiện, tiến độ dự kiến từ 2012 đến 2020. Hiện tại, chúng tôi đang trình các Sở ban ngành của tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép đầu tư và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở giai đoạn 1 theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng có một số vướng mắc như sau: + Về gửi hồ sơ xin cấp phép đầu tư: Sở Kế hoạch đầu tư trả lời theo Công văn số 412/BXD-HĐXD ngày 18/3/2009 của Bộ Xây dựng gửi Sở KHĐT tỉnh Đồng Nai về thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ. Hiện nay, Sở Kế hoạch chỉ thực hiện đăng ký đầu tư (không cấp giấy phép đầu tư). + Về gửi hồ sơ xin tham gia ý kiến về TKCS: Sở Xây dựng từ chối tiếp nhận do thiếu “Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” (theo quy định tại Công văn số 751/SXD-TĐ ngày 16/6/2009 của Sở Xây dựng Đồng Nai). Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng: 1) Dự án của chúng tôi thuộc nhóm A (1.900 tỷ đ) hay nhóm B (550 tỷ đ) vì thực tế chúng tôi chỉ thực hiện giai đoạn 1 (550 tỷ) còn giai đoạn tiếp theo thuộc trách nhiệm của các Chủ đầu tư cấp 2. 2) Nếu chỉ thực hiện Đăng ký đầu tư theo hướng dẫn của Sở KHĐT thì căn cứ pháp lý nào để thể hiện chúng tôi được giao làm chủ dự án nêu trên. 3) Theo quan điểm của Sở Xây dựng thì“Văn bản của các cấp thẩm quyền về sử dụng đất” để Sở Xây dựng có cơ sở tham gia ý kiến về TKCS là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư có phù hợp không? Vì Giấy CNQSDĐ chỉ được cấp khi hoàn thành công tác đền bù giải tỏa. Do chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nên công tác đền bù giải tỏa chỉ được thực hiện khi dự án đầu tư được duyệt và cấp phép đầu tư (tức là công tác thẩm tra/tham gia ý kiến về TKCS phải có trước khi tiến hành đền bù giải tỏa).
Hỏi đáp pháp luật Đầu tư xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Tôi đang phụ trách công tác ĐTXD Điện lực, vừa qua Công ty Điện lực, đơn vị cấp trên của Điện lực có tổ chức kiểm tra công tác thực hiện các quy định về đầu tư xây dựng tại Điện lực, kết quả có những vướng mắc nhờ Bộ Xây dựng tư vấn thêm cho tôi: Theo qui định của Công ty Điện lực trước khi lập BCKTKT (các dự án ≤ 15 tỷ) Điện lực phải lập Phương án đầu tư trong đó thể hiện phương án đấu nối lưới điện, khối lượng dự kiến đầu tư, khái toán, hiệu quả đầu tư của dự án trình Công ty và Công ty có văn bản chấp thuận, trên cơ sở đó Điện lực giao cho Ban QLDA tại điện lực triển khai thuê đơn vị tư vấn lập BCKTKT và trình Điện lực phê duyệt BCKTKT. Khi quyết định phê duyệt BCKTKT có giá trị lớn hơn giá trị khái toán của phương án đầu tư thì theo quy định về ĐTXD Ban QLDA Điện lực có phải làm văn bản xin ý kiến của Điện lực hay Công ty Điện lực hay không?
Hỏi đáp pháp luật Điều kiện năng lực tổ chức giám sát của chủ đầu tư 18:03 | 30/08/2016
Căn cứ vào Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tôi xin hỏi một vài ý như sau: Ví dụ: Phòng Công Thương huyện A được UBND huyện A giao làm chủ đầu tư một số công trình trên địa bàn Huyện có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng. Phòng công thương theo chức năng nhiệm vụ được UBND huyện giao không có chức năng giám sát công trình. Phòng công thương theo chức năng nhiệm vụ được UBND huyện giao không có chức năng giám sát công trình. Nhân sự trong phòng như sau: Kỹ sư: 4 đồng chí, trong đó có 2 đồng chí có chứng chỉ hành nghề giám sát. Cử nhân kinh tế: 2 đồng chí Như vậy, Phòng Công Thương huyện A có được tự giám sát các công trình do Phòng Công Thương huyện A làm chủ đầu tư hay không? Nếu được thì có phải đề nghị cấp thẩm quyền bổ sung chức năng giám sát hay không?
Hỏi đáp pháp luật Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư bổ sung dịch vụ cho thuê kho bãi 18:03 | 30/08/2016
Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, trụ sở tại khu công nghiệp VSHIP, Bắc Ninh, chúng tôi muốn sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư để bổ sung dịch vụ cho thuê kho bãi đối với phần diện tích nhà xưởng dư thừa, chưa sử dụng, vậy chúng tôi có thể tiến hành được không?
Hỏi đáp pháp luật Chủ đầu tư có được sửa dự toán đã thẩm định? 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay đơn vị chúng tôi được giao làm đại diện chủ đầu tư một số công trình. Chúng tôi đã trình cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Sau khi nhận báo cáo thẩm định của sở chuyên ngành, qua kiểm tra chúng tôi phát hiện dự toán thẩm định có một số phần bị tính sai. Vậy cho tôi hỏi, chúng tôi có được phép sửa dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt không? Tình huống này xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chi phí thẩm định thiết kế của chủ đầu tư 18:03 | 30/08/2016
Qua hòm thư điện tử, Trung tâm Thông tin đã nhận được câu hỏi của Ban Quản lý dự án lưới điện - Tổng công ty Điện lực miền Bắc ở địa chỉ email bqldald@... hỏi về nội dung liên quan đến chi phí thẩm định thiết kế của chủ đầu tư.
Hỏi đáp pháp luật Áp dụng mức lương tối thiểu vùng để tính toán chi phí nhân công làm cơ sở lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Tôi đang có một số vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, xin hỏi Quý Bộ hướng dẫn: Hiện nay Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh vừa ra văn bản số 544/SXD-KTXD ngày 28/3/2014 V/v Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/4/2014. Trong nội văn bản hướng dấn điều chỉnh tiền lương mức tối thiểu vùng theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ. Tuy nhiên đến thời điểm này Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo 182/2013/NĐ-CP. Vậy xin hỏi Quý Bộ có được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ hay vẫn thực hiện theo văn số 544/SXD-KTXD ngày 28/3/2014 của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh?
Hỏi đáp pháp luật Chi phí nhân công trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
1. Phương pháp xác định chi phí nhân công để xác định tổng mức đầu tư hay xác định dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau thời điểm ngày 01/7/2013 khi Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2013 có hiệu lực thi hành cần thực hiện như thế nào khi không có thang bảng lương vì Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành và khi đó việc áp dụng các bộ định mức và đơn giá xây dựng công trình cũng không có giá trị vì bậc thợ và hệ số bậc thợ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP không còn tác dụng. Do vậy việc xác định giá gói thầu đối với Chủ đầu tư là chưa thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn cụ thể nào từ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bằng văn bản đối với việc xây dựng thang bảng lương để làm căn cứ xác định chi phí nhân công trong dự toán hay trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chúng tôi rất khó khăn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ở thời điểm hiện tại, do vậy chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chi phí nhân công ở thời điểm hiện tại. 2. Lương cơ bản LCB trong chi phí nhân công được các định theo Lương cơ sở hay xác định theo lương tối thiểu vùng và hệ số bậc thợ. Phụ cấp không ổn định sản xuất hiện nay có còn được tính không? Những vấn đề này được quy định tại văn bản nào? 3. Công thức xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá: có còn hiệu lực hay không? Nếu công thức điều chỉnh trên không còn hiệu lực thì cách xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trường hợp chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc tư vấn 18:03 | 30/08/2016
Ban quản lý dự án khắc phục thiên tai của thành phố Hải Phòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố giao làm đại diện chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án khắc phục thiên tai một số đoạn đê biển, trong đó có nhiệm vụ lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Đại diện Ban quản lý dự án, bà Nguyễn Hương Giang hỏi: Ban quản lý có được sử dụng toàn bộ phần chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của dự án và cùng với chi phí quản lý dự án để trả lương cho nhân viên thuộc Ban quản lý và chi một số việc khác không?
Hỏi đáp pháp luật Vấn đề liên quan đến định mức đầu tư xây dựng cơ bản 18:03 | 30/08/2016
Công ty 145/Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là nhà thầu tham gia thi công xây lắp Gói thầu số 01 - Hệ thống thủy lợi Hồ chứa nước Tân Sơn, thông tin cụ thể về gói thầu như sau: - Tên gói thầu: Gói thầu số 01 - Đập đất, kênh dẫn dòng, đê quây, tường chống thấm, cống lấy nước và đường thi công; - Tên dự án: Hệ thống thủy lợi Hồ chứa nước Tân Sơn; - Tên Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai; - Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án ĐT&XD chuyên ngành Thủy Lợi - Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói; - Giá trị hợp đồng: 35.333.855.000 đồng; - Thời gian thực hiện: + Khởi công : 28/8/2008; + Hoàn thành : 21/12/2010. - Quy mô thiết kế hạng mục Đập đất như sau: Đập đất cấp 2; Chiều cao lớn nhất của đập: Hmax=27,5m; Chiều dài đập theo đỉnh: Lđ = 533,3m; Đập đất 3 khối; Biện pháp gia cố mái thượng lưu bằng tấm lát BTCT; Biện pháp gia cố mái Hạ lưu là Rải lớp đất màu dày 10 cm (có thể hiện trong bản vẽ thiết kế được duyệt) và trồng cỏ để bảo vệ mái đập; Mặt đập gia cố bằng đất cấp phối. - Trong tiên lượng mời thầu, Chủ đầu tư mời: 1. Rải đất mầu trồng cỏ dày 10cm : 3.097,0 m3; 2. Khai thác đất mầu trồng cỏ : 3.097,0 m3; 3. Vận chuyển đất mầu cự ly <300m bằng ô tô 10T : 3.097,0 m3; - Nhà thầu thiết lập giá dự thầu áp dụng mã định mức như sau: 1. AB.11211vd: Rải đất mầu trồng cỏ dày 10cm : 3.097,0 m3; 2. AB.24141: Khai thác đất mầu trồng cỏ : 3.097,0 m3; 3. AB.41131: V/chuyển đất mầu cự ly <300m = ô tô 10T : 3.097,0 m3; Tổng giá trị trúng thầu của 03 hạng mục này là: 241.068.931,5 đồng. Công ty 145 đã tổ chức thi công xây dựng công trình đảm bảo tiến độ, đúng theo thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật vào được bàn giao đưa vào sử dụng ngày 21/12/2010. Công trình được kiểm toán từ ngày: 06/5 -:- 15/5/2011, kết quả kiểm toán đơn vị kiểm toán cắt giảm hạng mục: Đào xúc, vận chuyển, rải đất màu để trồng cỏ với tổng giá trị là: 241.068.931,5 đồng với lý do: Nhà thầu áp sai mã Định mức XDCB, cụ thể: hạng mục rải đất màu trồng cỏ: 3.097,0 m3, Nhà thầu áp mã AB.24141: Đào xúc đất bằng máy xúc <=1,6m3, đất C1; AB.41131: Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ cự ly <=300m, đất C1; AB.11211vd: San đất theo chiều dày quy định, đất C1 là không đúng với Định mức XDCB kèm theo công văn số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng (Vì tiên lượng mời thầu là đất màu nhà thầu áp dụng đất cấp 1 là không hợp lý), tại MHĐM: AL.17111 và AL.17211 về hạng mục trồng cỏ, vầng cỏ mái kênh mương, mái đê đập, mái ta luy nền đường không tính thêm đất màu để trồng cỏ (và tại Gói thầu số 3 cùng dự án hạng mục trồng cỏ mái ta luy kênh không tính toán đất màu). Kiểm toán cắt giảm hạng mục đất màu do không có trong Định mức XDCB. Về phía Chủ đầu tư giải thích: 1. Theo điểm 4.3.11 - Mục 4.3: Mái đập và bảo vệ mái đập của Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14TCN 157-2005 ban hành kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/2005 thì các hình thức bảo vệ mái hạ lưu đập như sau: - Trồng cỏ trên lớp đất mầu được phủ trên mái đắp; - Rải đá dăm hoặc sỏi dày 0,2m lên toàn bộ mái đập; - Đá lát khan; - Khuôn Bê tông cốt thép trong đổ đá; - Các hình thức khác. 2. Theo thiết kế thi công được duyệt, biện pháp bảo vệ mái hạ lưu đập là: Rải 01 lớp đất mầu 10cm sau đó trồng cỏ trên lớp đất mầu là phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo ổn định mái đập trong giai đoạn khai thác. 3. Nhà thầu đã tổ chức thi công hoàn thành công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao theo đúng qui định của Nhà nước và việc lập giá cho công tác trên tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: - Theo Định mức XDCB ban hành kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng thì Đất C1 bao gồm các loại đất sau: + Đất phù sa, cát bồi, đất mầu, đất bùn, đất đen, đất hoàng thổ; + Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đen đến đổ (thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống chưa bị nén chặt)... - Vì vậy nhà thầu lập giá áp dụng mã định mức sau: + AB.24141: Đào xúc đất bằng máy xúc <=1,6m3, đất C1; + AB.41131: Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ cự ly <=300m, đất C1; + AB.11211vd: San đất theo chiều dày quy định. Hoàn toàn phù hợp với thực tế và tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước (Vì đất màu cũng là đất C1). Kiểm toán viên cắt giảm khối lượng: Rải đất mầu là không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, TK-TC được duyệt và định mức của Nhà nước ban hành. Vậy, nhà thầu chúng tôi xin hỏi: Việc kiểm toán cắt giảm như vậy có phù hợp không?
Hỏi đáp pháp luật Chi phí đầu tư xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay tôi đang công tác tại một Ban quản lý dự án, trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng có một số vướng mắc nhờ quý Bộ giải đáp như sau: 1. Về thuế giá trị gia tăng đối với chi phí quản lý dự án: - Theo Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ- BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng: “Chi phí quản lý dự án tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt”. - Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo Văn bản số 1751/BXD- VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng: “ Định mức chi phí quản lý dự án được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt”. - Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, tại khoản 2.3: “Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ % (định mức công bố tại bảng 1 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt. Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình xác định theo định mức tỷ lệ % (cùng tỷ lệ % sử dụng để tính toán chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư nói trên) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) của dự toán công trình được duyệt”. * Vậy tôi xin hỏi: Với cách tính như trên, chi phí quản lý dự án được xác định theo Quyết định số 10/QĐ- BXD ngày 15/4/2005; Văn bản số 1751/BXD- VP ngày 14/8/2007 và Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa? Nếu chưa có thuế giá trị gia tăng, thì trường hợp chủ đầu tư thuê các tổ chức (tổ chức này phải nộp thuế giá trị gia tăng) thực hiện một số công việc quản lý dự án, các chi phí quản lý dự án này có được tính thêm thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước hay không? 2. Về các công việc tư vấn đầu tư xây dựng chưa có định mức công bố phải lập bằng dự toán: Theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, tại khoản 3.1.7: “Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định này như: Lập báo cáo đầu tư; thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng; lập nhiệm vụ khảo sát; lựa chọn nhà thầu tư vấn; giám sát khảo sát xây dựng; tư vấn quản lý dự án … và các công việc tư vấn khác thì lập dự toán để xác định chi phí hoặc vận dụng mức chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện. Dự toán chi phí lập theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm theo Quyết định này”. * Vậy tôi xin hỏi: Đối với các công việc thuê tư vấn chưa có định mức công bố tại Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, được đơn vị tư vấn lập thành dự toán chi phí theo hướng dẫn trong Phụ lục kèm Quyết định số 957/QĐ- BXD, đã được chủ đầu tư phê duyệt và chấp nhận nghiệm thu thanh toán, nhưng Kho bạc nhà nước từ chối thanh toán với lý do các chi phí này không có định mức do nhà nước quy định. Việc từ chối thanh toán của Kho bạc nhà nước như vậy có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Công ty chúng tôi có ký một hợp đồng thi công xây dựng công trình. Công trình chúng tôi thực hiện được căn cứ vào một số nội dung như sau: 1/ Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu công trình của UBND Tỉnh - tháng 2/2009. Trong quyết định nêu rõ: loại hợp đồng theo đơn giá. 2/ Hợp đồng được ký kết giữa CĐT và nhà thàu thi công XD vào tháng 5/2009. hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá. 3/ Thông tư 06/2007 về hướng dẫn hoạt động trong hợp đồng xây dựng. Theo mục 2.6.2 của thông tư 06: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình thức theo thời gian quy định trong luật đấu thầu): ... Tôi xin được hỏi như sau: - Căn cứ các nội dung trên, hợp đồng xây dựng của chúng tôi được hiểu là hợp đồng theo đơn giá cố định có đúng không? - Hợp đồng của chúng tôi có được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng theo thông tư 09/2008/TT-BXD không?
Hỏi đáp pháp luật Cách tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo Quyết định số 957/QĐ-BXD 18:03 | 30/08/2016
Theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, khi xác định các chi phí tư vấn: 1. Đối với công trình Trường học có chi phí thiết bị bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên... thì chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra dự toán tính bằng tỷ lệ % theo quy định nhân với chi phí xây dựng (chưa có thế giá trị gia tăng) hay bằng tỷ lệ % theo quy định nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thế giá trị gia tăng)?hoặc xác định bằng cách nào? (Trong khi đó vẫn thẩm tra phần thiết bị). 2. Đối với những công trình khác có chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng <50% của giá trị dự toán thì chi phí lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra dự toán tính bằng tỷ lệ % theo quy định nhân với chi phí xây dựng (chưa có thế giá trị gia tăng) hay bằng tỷ lệ % theo quy định nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thế giá trị gia tăng)? hoặc xác định bằng cách nào? (Trong khi đó vẫn thẩm tra phần thiết bị).
Hỏi đáp pháp luật Trường hợp công ty mẹ là chủ đầu tư, công ty con là nhà thầu 18:03 | 30/08/2016
Công ty chúng tôi là công ty Cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm 51%, hiện đang đầu tư Dự án xây dựng nhà máy chế tạo cơ khí với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, trong đó phần việc công ty có khả năng tự thực hiện có giá trị khoảng 90 tỷ đồng. Phần việc tự thực hiện này được Công ty ký hợp đồng giao khoán cho Chi nhánh của Công ty thi công (Chi nhánh có con dấu và giấy đăng ký kinh doanh riêng nhưng hạch toán phụ thuộc). Đơn giá trong hợp đồng là đơn giá theo định mức nhà nước có giảm trừ % để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên dự kiến hợp đồng sẽ được quyết toán bằng đúng chi chí đầu vào theo chứng từ (không có lãi (lỗ). Do yêu cầu về mở rộng kinh doanh, hiện nay chúng tôi đang thực hiện thủ tục chuyển đổi Chi nhánh này thành công ty con hạch toán độc lập (Trong đó Công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ). Vậy: - Do toàn bộ khối lượng công việc đang thi công sẽ được quyết toán sau khi Chi nhánh đã chuyển đổi thành công ty độc lập, trong trường hợp này Công ty mẹ và công ty con có thể quyết toán và thanh toán hợp đồng này theo đúng đơn giá đã ký tại hợp đồng (theo định mức nhà nước) được không? Nghĩa là công ty con sẽ hạch toán hợp đồng này có lãi (lỗ). - Nếu được thì chúng tôi có phải điều chỉnh lại hợp đồng đã ký không?
Hỏi đáp pháp luật Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 18:03 | 30/08/2016
Hiện tại đơn vị tôi có ký kết hợp đồng lập BCKTKT xây dựng với giá trị hợp đồng là: 96.000.000 đồng, trong nội dung của hợp đồng không có điều khoản “đơn vị tư vấn phải điều chỉnh dự toán khi có biến động giá cả trên thị trường hay Thông tư hướng dẫn mới của BXD hay các vấn đề khác liên quan đến việc điều chỉnh giá trị dự toán”. Công trình trên chúng tôi đã hoàn thành và thanh lý hợp đồng với Chủ đầu tư và hiện tại công trình đó đã được đấu thầu và khởi công xây dựng từ ngày 30/5/2009. Với việc thực hiện Thông tư 05/2009/TT-BXD, Chủ đầu tư đề nghị đơn vị tư vấn lập lại dự toán theo các hệ số điều chỉnh của Thông tư 05. Vậy Bộ Xây dựng cho chúng tôi hỏi: - Trách nhiệm lập lại dự toán công trình nêu trên thuộc về Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn hay đơn vị thi công? - Nếu đơn vị thi công tự điều chỉnh dự toán và trình lên Chủ đầu tư xem xét phê duyệt mà không cần sự tham gia của đơn vị tư vấn được không? - Nếu đơn vị tư vấn lập lại thì chi phí cho việc lập lại dự toán điều chỉnh đó được tính như thế nào và Chủ đầu tư phải trả chi phí đó hay đơn vị Thi công phải trả (Vì được điều chỉnh dự toán thì giá trị xây lắp của đơn vị Thi công được hưởng sẽ cao hơn so với giá trị hợp đồng thi công đã được ký kết)?
Hỏi đáp pháp luật Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình 18:03 | 30/08/2016
Hiện nay cơ quan tôi đang giai đoạn thực hiện thiết kế bản vẽ thi công và lập tổng dự toán nhà Kho chế biến gạo với công suất 25tấn/giờ. Trong nhà kho đó có lắp đặt một dây chuyền biến gạo công suất 25tấn/giờ, hiện nay lãnh đạo cơ quan đã chỉ định một công ty cơ khí chế tạo máy với nội dung gói thầu: Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị công nghệ (01 dây chuyền chế biến gạo công suất 25tấn/giờ). 1. Để có cơ sở thương thảo và ký hợp đồng với nhà thầu: Thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ chế biến gạo đó, cơ quan tôi có thuê một đơn vị tư vấn thẩm tra chuyên nghành về giá trị thiết bị công nghệ đó. Trường hợp này khi xác định chi phí dịch vụ thẩm tra giá trị thiết bị công nghệ, chúng tôi áp dụng theo Văn bản 1751/BXD-VP của Bộ xây dựng, chi phí thẩm tra dự toán được xác định theo định mức thẩm tra dự toán phần thiết bị chưa có thuế như vậy có đúng không? Cũng có ý kiến cho rằng phải lập dự toán chi phí thẩm tra hoặc Phí dịch vụ được thỏa thuận giữa hai bên theo quy định về thẩm định giá của Bộ tài chính? 2. Để ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến gạo nói trên chúng tôi xác định chi phí dịch vụ tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị theo văn bản 1751/BXD-VP, như vậy có đúng không hay phải lập dự toán để xác định chi phí?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào