Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015?
Người phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
...
Như vậy, người nào có các hành vi sau gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu
- Thông thầu
- Gian lận trong đấu thầu
- Cản trở hoạt động đấu thầu
- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
- Chuyển nhượng thầu trái phép
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015?
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
[1] Chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Cụ thể như sau:
- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là những người thực hiện các giai đoạn, công việc trong quá trình đấu thầu, là những người làm việc thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát…
[2] Khách thể
Mặt khách thể tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể là hành vi xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước, xâm phạm đến việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội; làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, uy tín, hình ảnh quốc gia.
[3] Khách quan
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng gồm các hành vi sau:
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là hành vi của một hoặc nhiều cá nhân sử dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi thế về thông tin để tác động, gây ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đấu thầu, nhằm mục đích trục lợi cho bản thân hoặc cho tổ chức, cá nhân khác, vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thông thầu là hành vi thỏa thuận, cấu kết, dàn xếp với nhau của các bên tham gia đấu thầu nhằm để một bên trúng thầu, vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Gian lận trong đấu thầu là hành vi của một hoặc nhiều cá nhân sử dụng các thủ đoạn gian dối, phi pháp để thắng thầu, trục lợi cho bản thân hoặc cho tổ chức, cá nhân khác, vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Cản trở hoạt động đấu thầu là hành vi của cá nhân, tổ chức sử dụng các biện pháp, thủ đoạn nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoặc tham gia hoạt động đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, gây thiệt hại về tài sản, hiệu quả hoạt động đấu thầu, hiệu quả thực hiện dự án đầu tư.
- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
- Chuyển nhượng thầu trái phép là hành vi nhà thầu đã trúng thầu chuyển giao toàn bộ hoặc một phần công việc trong hợp đồng đấu thầu cho nhà thầu khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
[4] Chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là người phạm tội thực hiện bởi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu?
Căn cứ Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu, bao gồm:
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
- Thông thầu
- Gian lận
- Cản trở
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch
- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây:
+ Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng
+ Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận
+ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng
+ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việcthuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?