Xây dựng công trình

Xây dựng công trình đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp

Tôi có một thửa đất lâm nghiệp (diện tích 24.000m2), thời hạn giao đất là lâu dài tối thiểu đến năm 2044 (quyết định giao đất từ năm 1994 do UBND thị xã giao). Theo quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục 3 điều 14 chương III thì là "Cho phép chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%." . Xin luật sư cho tôi hỏi:   +  Như vậy nếu tôi xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà để bảo vệ, nhà cho công nhân ở, xây dựng hàng rào, làm hồ cá ... không quá 20% thửa đất đó thì có vi phạm không? + Thủ tướng cho phép xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) vậy tôi có phải xin phép xây dựng không?

Hỏi đáp pháp luật Vấn đề liên quan đến điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
Công ty chúng tôi đang thực hiện thẩm tra quyết toán công trình xây dựng Hồ chứa nước Bàu Vang và Hồ chứa nước Suối Tiên. Khi thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh nhân công, máy thi công theo Thông tư 07/2006/TT-BXD có vấn đề mà các bên chưa thống nhất ý kiến. Kính đề nghị Vụ kinh tế Xây dựng giải thích, làm rõ thêm về trường hợp này: Công trình xây dựng được phê duyệt dự toán từ tháng 10/2006 (tiền lương tối thiểu phê duyệt trong dự toán là 350.000 đồng/tháng) và được phê duyệt kế hoạch đấu thầu tháng 11/2006, phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp vào tháng 2/2007. Tại thời điểm đấu thầu thì lương tối thiểu được điều chỉnh lên 450.000 đồng/tháng. Theo Thông tư 07/2006/TT-BXD “Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã hoàn tất kết quả đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng, Chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán, giá gói thầu theo quy định tại Thông tư này”, Tuy nhiên Chủ đầu tư chưa tiến hành điều chỉnh dự toán theo Thông tư 07/2006/TT-BXD mà vẫn tiến hành đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu đã được duyệt trước đó theo mức lương cũ 350.000 đồng/ tháng, triển khai ký hợp đồng (theo luơng 350.000 đồng/tháng) và thi công. Khi quá trình thi công xây dựng hoàn thành năm 2009, Chủ đầu tư đã tiến hành trình phê duyệt điều chỉnh dự toán theo Thông tư 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng và đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh bổ sung giá trúng thầu. - Trong dự toán điều chỉnh (theo TT 07/2006/TT-BXD) đã được phê duyệt, tiền lương tối thiểu được điều chỉnh từ mức 350.000 đồng lên các mức lương tương ứng theo thời điểm thi công (năm 2007 lên 450.000 đ/tháng, năm 2008: 540.000 đ/tháng). - Khi phê duyệt quyết toán, cơ quan Tài chính không chấp nhận điều chỉnh dự toán bổ sung từ lương 350.000 đ/tháng mà chỉ tính điều chỉnh lương từ mức 450.000 đ/tháng (khối lượng thi công năm 2007 không được điều chỉnh tiền lương, khối lượng thi công năm 2008 điều chỉnh hệ số = 540/450=1.2) vì cho rằng tại thời điểm đấu thầu (Tháng 12/2006) theo quy định thì tiền lương tối thiểu đã tính với mức 450.000 đ/tháng. Trong hồ sơ dự thầu được duyệt và hợp đồng được ký kết, đơn vị dự thầu cũng tính đơn giá nhân công với mức lương tối thiểu 350.000 đ/tháng (Hình thức hợp đồng theo đơn giá). Toàn bộ các khối lượng công việc thực hiện từ năm 2007. HỎI: Theo Thông tư 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 thì việc điều chỉnh dự toán được lập theo bộ đơn giá do tỉnh ban hành (đơn giá 350.000 đồng/tháng) thì được điều chỉnh theo mức lương đã được duyệt trong dự toán (350.000 đ/tháng) và dự thầu hay là theo mức luơng như cơ quan tài chính lấy tại thời điểm đấu thầu (450.000 đ/tháng). Nếu chỉ điều chỉnh luơng từ mức 450.000 đồng/tháng thì có đảm bảo quyền lợi của người lao động không?
Hỏi đáp pháp luật Hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Qua Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 437/TTĐT-TTPA ngày 5/7/2012 của ông Bùi Hoàng Việt ở địa chỉ email dxm.bui@yahoo.com đề nghị hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Hỏi đáp pháp luật Lập và quản lý chi phí xây dựng công trình mở mức tính nào?
Tôi hiện đang công tác tại Ban Quản lý đầu tư XDCT Huyện Hóc Môn-TPHCM, trong quá trình kiểm soát dự toán, tôi có vướng mắc như sau: + Theo TT04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 thì định mức "Chi phí trực tiếp khác" lấy 2,5% đối với công trình DD trong đô thị; lấy 2% đối với công trình DD ngoài đô thị. Như vậy công trình DD đặt tại Huyện Hóc Môn-TPHCM thì áp dụng 2,5% hay 2%? + Nếu trong quá trình xét thầu phát hiện đơn vị tham dự thầu áp dụng "Chi phí trực tiếp khác" không đúng qui định thì có được hiệu chỉnh không (gói thầu XL, đấu thầu rộng rãi trong nước, hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) + Công trình trường học được xây dựng trong khuôn viên 1,5 ha có nhiều hạng mục như: khối phòng học, san lấp, sân đường nội bộ, bể nước ngầm, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện (trạm biến áp 250KVA), điện chiếu sáng ngoài (ngoài khối phòng học) thì khi lập dự toán có phải chia theo nhóm công trình DD, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật để áp dụng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước hay là áp dụng chung loại công trình dân dụng? * Rất mong Sở Xây Dựng vui lòng phản hồi để biết cách áp dụng, cảm ơn! Người gửi: Nguyễn Đỗ Đạt
Hỏi đáp pháp luật Đòi bồi thường thiệt hại do xây dựng công trình liền kề
Đối với các vụ án đòi bồi thường thiệt hại do xây dựng công trình liền kề làm lún, nứt nhà, nguyên đơn có đơn đề nghị giám định nhưng không nộp lệ phí giám định thì giải quyết như thế nào? Tòa án có ra quyết định tạm đình chỉ hoặc trả lại đơn vì chưa đủ điều kiện khởi kiện không?
Hỏi đáp pháp luật Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Trong phần Phụ lục của Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 có dòng viết "Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố nêu tại vùng II) là thuộc vùng III cũng như nội dung của Điểm c, Khoản 1, Mục II, Thông tư số 23/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2008" và nội dung "Khoản 3 Điều 2 và Ý thứ nhất Điểm III của phụ lục kèm theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ". Hiện tại, địa bàn Tp Lạng Sơn có thuộc diện được vào danh sách vùng III như nội dung các văn bản trích dẫn nêu trên hay không? Khi thực hiện điều chỉnh Dự toán xây dựng công trình đối với các công trình trên địa bàn thuộc địa giới hành chính của Tp Lạng Sơn có được đưa vào khu vực thuộc diện vùng III như theo quy định của các văn bản trích dẫn như trên hay không, hay là áp dụng theo các khu vực vùng IV theo các huyện và địa bàn còn lại? Chúng tôi đang Thẩm tra một số bộ Hồ sơ điều chỉnh bổ sung Dự toán theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 và Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008. Hồ sơ thiết kế đã được đơn vị Tư vấn thẩm tra theo bộ Định mức 24-33/2005 do Bộ xây dựng ban hành và Bộ Đơn giá số 19/2006 do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành ngày 26/11/2006. Trong quá trình thiết kế lập dự toán và Thẩm tra đơn vị thiết kế và Đơn vị thẩm tra (Kết quả thẩm tra ra ngày 29/6/2007)Dự toán không áp dụng hệ số điều chỉnh Nhan công theo mức phụ cấp khu vực hướng dẫn tại Công văn số 183/2007/HD-UBND-KT ngày 06/3/2007 đối với các địa bàn thuộc khu vực có hệ số phụ cấp 30% trên mức tiền lương tối thiểu với công tác Xây dựng là 1,028 và với công tác Lắp đặt là 1,026, mà tính tất cả bằng 1. Nay trong quá trình tiến hành điều chỉnh bổ sung Dự toán theo tinh thần Thông tư 03 và Thông tư 09/2008 như đã nêu. Đơn vị chúng tôi có cần thiết phải đưa hệ số phụ cấp khu vực vào Dự toán điều chỉnh không? Nếu giữ nguyên theo Thiết kế và Thẩm tra đã dược phê duyệt có được không? Cũng trong tình huống như nội dung trên. Khi Đơn vị thiết kế lập dự toán và Đơn vị Tư vấn thẩm tra thiết kế áp dụng Định mức tỷ lệ chi phí theo Quyết định số 10/2005 và 11/2005/QĐ-BXD về ban hành Định mức chi phí thiết kế và Chi phí tư vấn... Nay khi tiến hành thẩm tra dự toán điều chỉnh bổ sung theo Thông tư 03 và Thông tư 09/2008/TT-BXD và Thông tư 05/2009/TT-BXD (thời điểm Quý I năm 2009) có được sử dụng hệ thống Định mức tỷ lệ chi phí Tư vấn theo Công văn 1751/2007 cho các khoản mục chi phí Tư vấn không?
Hỏi đáp pháp luật Về định mức dự toán xây dựng công trình

Ông Hoàng Đình Tuấn, công tác tại Công ty cổ phần Xây dựng Tasco (tỉnh Nam Định) phản ánh: Năm 2010, Công ty của ông ký hợp đồng thi công xây lắp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả đáy sông Hồng tỉnh Hưng Yên. Khi đấu thầu, nhà thầu áp dụng định mức kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng để tính hao phí vật liệu đối với công tác thả đá rời. Công trình được thanh toán theo kết quả đấu thầu của nhà thầu. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán độc lập, công ty kiểm toán đề nghị giảm trừ giá trị thanh toán do tính lại định mức hao phí vật liệu theo quy định tại Quyết định số 65/2003/QĐ-BNN ngày 2/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức dự toán trong công tác xây dựng sửa đê, kè. Ông Tuấn hỏi: Đề nghị giảm trừ của công ty kiểm toán có đúng quy định không?

Hỏi đáp pháp luật Quy định về chủ trương và quy mô đầu tư xây dựng công trình
Bà Trần Thị Cẩm Vân (ttcamvan.81@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có quy định: “Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Còn trong Điều lệ Công ty của bà Vân đã được phê duyệt quy định, chủ sở hữu có quyền "quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất". Trong trường hợp công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước sử dụng nguồn vốn của Công ty để đầu tư các dự án thì có phải báo cáo chủ sở hữu là UBND tỉnh về chủ trương và quy mô đầu tư không?
Hỏi đáp pháp luật Giải quyết khiếu nại của nhân dân về việc xây dựng công trình công cộng

Xã B là một xã miền núi phía Bắc của tỉnh S có 20 km đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc chạy qua. Sau nhiều lần tự nghiên cứu và có tham khảo ý kiến của một số đại biểu Hội đồng nhân dân xã và Phó Chủ tịch xã về việc nên xây dựng một khu chợ trên khu đất khoảng 1000m2 với kinh phí đầu tư 500 triệu đồng để phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống nhân dân, Chủ tịch UBND xã B đã ra quyết định về kế hoạch xây dựng khu chợ của xã. Sau đó, đã có nhiều ý kiến phản đối của cán bộ cũng như các đại biểu HĐND xã B. Trong kỳ họp đầu tiên của năm 2006, HĐND xã đã ra nghị quyết đình chỉ việc thi hành quyết định về kế hoạch xây dựng chợ do Chủ tịch UBND xã đã ký. Nhân dân trong xã biết được thông tin quyết định về kế hoạch xây dựng khu chợ do Chủ tịch UBND xã ký đã bị Hội đồng nhân dân xã đình chỉ thi hành thì rất thất vọng, tụ tập đông người ở trụ sở UBND và HĐND xã B để đề nghị gặp Chủ tịch HĐND. Lãnh đạo HĐND và UBND xã B giải quyết việc này như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Qua tham khảo Quyết định 957/2009/QĐ-BXD tôi có một số vấn đề chưa được rõ, cụ thể: 1. Chi phí lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 10.000.000 đồng; 2. Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng; 3. Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.000.000 đồng. Vì vậy tôi muốn hỏi mức tối thiểu như đã nêu trên là đã có hay chưa có thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp pháp luật Dự toán tính theo tập đơn giá xây dựng công trình
Bạn: Trần Minh Lượng Hỏi: Kính gửi Sở xây dựng tỉnh Phú Thọ! Đơn vị chúng tôi thi công công trình các nhà ga tại tỉnh Phú Thọ năm 2012. Tuy nhiên dự toán tính theo đơn giá 3571/2006 (mức lương 450.000). Khi bù giá nhân công theo văn bản số 4672/UBND - KT1 ngày 19/12/2011 về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01/10/2011 theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ - CP chỉ điều chỉnh cho các tập đơn giá 377/2008 (mức lương 540.000). Vì vậy nhân viên bên Chủ đầu tư chỉ điều chỉnh hệ số theo công văn 377, còn hệ số từ mức lương năm 2006 lên mức lương năm 2008 không được điều chỉnh (họ nói không có cơ sở vì không có văn bản hướng dẫn). Xin Quý Sở giải đáp vấn đề này hộ chúng tôi: cách họ làm là đúng hay sai? Nếu sai thì phải điều chỉnh như thế nào? Xin cảm ơn
Hỏi đáp pháp luật Xây dựng công trình, tự ý mở đường ngang qua đường sắt, vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt
Sau khi UBND tỉnh Lạng Sơn công bố Quyết định số 53/2001/QĐ-UB ngày 02/10/2001 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) đến năm 2020, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Yến, có trụ sở tại phường N, thành phố Lạng Sơn, chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh đồ gỗ nhận thấy tuyến đường sắt dài 14km chạy qua thành phố có 02 ga Lạng Sơn và Yên Trạch. Ga Lạng Sơn là ga hành khách, còn ga Yên Trạch được cải tạo nâng cấp thành ga chuyên chở hàng hoá, phục vụ cho toàn thành phố và khu công nghiệp. Hiện tại và trong tương lai, khu vực ga Yên Trạch sẽ phát triển tương đối nhanh, hơn nữa, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khu vực này không cao như những khu vực khác và thuận tiện cho giao thông, nên tháng 02.2006, được phép của cơ quan có thẩm quyền, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Yến đã đầu tư xây dựng một xưởng chế biến gỗ rộng 2.000m2 tại đây. Tuy nhiên, do địa điểm xây dựng nhà xưởng ở phía bên kia đường xe lửa, cho nên từ trụ sở của doanh nghiệp ở vị trí đối diện của đường nhựa bên này muốn vào nhà xưởng bên kia đường sắt phải đi vòng một đoạn khá xa (khoảng 500m) mới có đường ngang qua đường sắt, rồi từ đó quay lại mới đến được nhà xưởng, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Yến đã tự động san lấp mở một đường ngang băng qua đường sắt để tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của mình. Nhân viên tuần tra đường sắt khu gian Lạng Sơn - Yên Trạch khi phát hiện ra việc làm sai phạm này của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Yến đã thông báo để yêu cầu UBND phường N xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND phường N sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của ND để xây dựng công trình HTCS ở cấp xã
Xã Y, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn có 142 hộ với 748 nhân khẩu, hơn 80% là đồng bào dân tộc Dao. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp, nhưng ruộng lúa chỉ có hơn 43 ha, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã biết vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây hồi, quế... cho nên phần nào ổn định được cuộc sống. Bí thư Đảng uỷ xã cho rằng: ở miền núi không có con đường bí như bị trói tay, trói chân, cho nên những năm qua, nhờ nguồn vốn Chương trình 135, 134, xã đã mở đường được 02 km, xây dựng 03 cầu tràn, xóa nhà dột nát cho 25 hộ, xây được 03 phòng học, 3/8 thôn, bản mới có điện lưới quốc gia; tuy nhiên, xã còn nhiều khó khăn, chưa có công trình nước sạch và trạm xá xã, trụ sở xã xuống cấp không đủ chỗ làm việc,... Trước tình hình trên, tháng 6.2006, HĐND xã Y đã họp và ra nghị quyết về việc ưu tiên xây dựng trạm xá xã nhằm chăm lo sức khoẻ cho đồng bào trong xã. Nghị quyết này đã được gửi lên HĐND và UBND huyện Tràng Định và được lãnh đạo huyện đồng ý cấp kinh phí từ nguồn vốn 135 của Chính phủ để xây dựng trạm xá xã theo mẫu thiết kế của tỉnh. Tuy nhiên, từ đường trục của xã vào nơi dự kiến xây dựng trạm chỉ có con đường mòn nhỏ hẹp dài khoảng 150m nên phải mở rộng khổ đường lên 2m mới có thể sử dụng để đưa trạm vào hoạt động được. UBND huyện yêu cầu UBND xã huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để bạt đồi, san lấp mở rộng con đường vào trạm trước khi huyện đầu tư xây dựng. Chủ tịch UBND xã Y sẽ triển khai thực hiện việc mở đường vào trạm xá xã theo yêu cầu của huyện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật VV công khai thông tin năng lực các tổ chức hoạt động xây dựng công trình
Tại khoản 1 điều 8 nghị định 15/2013/NĐ- CP về quản lý chất lượng công trình, có yêu cầu: Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý. Tôi xin hỏi cách thức chuyển thông tin về năng lực cho Sở xây dựng và sở xây dựng đăng tải nội dung này ở đâu trong trang web của sở. Xin cám ơn. Người gửi: Tô Vĩnh Phú
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào