Giải quyết khiếu nại của nhân dân về việc xây dựng công trình công cộng
Để giải quyết tình huống trên đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã trong việc quyết định các vấn đề kinh tế tại địa phương trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.
Những vấn đề sau cần phải giải quyết:
Thứ nhất, Chủ tịch UBND xã B có đủ thẩm quyền và điều kiện cần thiết để ra quyết định về kế hoạch xây dựng khu chợ của xã không? Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 124 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 có thể thấy việc xây dựng khu chợ tại xã B có nội dung liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương. Do đó, vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBND, phải do UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Đây là một nguyên tắc hoạt động của UBND. Hơn nữa, theo Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND thì việc quyết định xây dựng một khu chợ với số vốn 500 triệu đồng không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.
Do đó, trên thực tế, mục đích xây dựng khu chợ tại xã là nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã, song cách thức triển khai như trên là không đúng quy định của pháp luật. Vì Chủ tịch UBND xã chỉ dựa vào quan điểm cá nhân, hỏi qua ý kiến của một số đại biểu Hội đồng nhân dân xã và Phó Chủ tịch xã, không tiến hành họp UBND để lấy ý kiến chính thức của UBND. Theo đó, chỉ khi nào việc xây dựng chợ được lập thành đề án, trình ra cuộc họp UBND xã và được bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số thì quyết định do Chủ tịch UBND xã ký thay mặt UBND mới có hiệu lực.
Thứ hai, việc HĐND xã B ra nghị quyết đình chỉ việc thi hành quyết định về kế hoạch xây dựng chợ do Chủ tịch UBND xã B đã ký có đúng không? Căn cứ vào Điều 78 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 thì việc HĐND xã B quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định xây dựng khu chợ do Chủ tịch UBND xã B ký là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi đình chỉ HĐND xã B cần nêu rõ lý do và viện dẫn căn cứ pháp luật và giải thích cụ thể để không làm phát sinh những thắc mắc, bất bình của nhân dân trong xã.
Thứ ba, nội dung và các bước mà Chủ tịch UBND xã B cần tiến hành trong phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của mình? Trước hết, cần giải toả việc dân khiếu nại tập thể trước trụ sở UBND. Cần nắm rõ nội dung khiếu nại, tâm tư, nguyện vọng của những người dân đi khiếu nại để giải thích cho người dân biết lý do quyết định xây dựng chợ bị đình chỉ là do sai về quy trình, thủ tục và thẩm quyền; còn chủ trương phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng chợ là đúng đắn, sẽ được chính quyền địa phương tiếp tục xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Tiến hành các hoạt động liên quan đến kế hoạch xây dựng chợ tại địa phương:
Căn cứ Điều 111 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và trước nhu cầu của nhân dân trong xã về việc xây khu chợ, thì Chủ tịch UBND xã B cần phải tiến hành các bước như sau:
- Lập đề án, kế hoạch xây dựng khu chợ trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm 2006 do UBND họp bàn tập thể, thống nhất theo đúng quy định, Chủ tịch UBND xã ký thay mặt UBND, trình HĐND xã thông qua;
- Sau khi có nghị quyết của HĐND xã và được UBND huyện phê duyệt thì UBND xã B mới có cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kế hoạch đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?