Xây dựng công trình

Xây dựng công trình đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Thẩm tra dự toán xây dựng công trình
Chúng tôi xin quý cơ quan giải đáp như sau: Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 13/2013/TT-BXD thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế công trình chuyên ngành. - Vậy có phải thẩm tra dự toán công trình không ? định mức thu phí thẩm tra thiết kế và dự toán như thế nào vì hiện nay Bộ Tài chính chưa hướng dẫn cụ thể. - Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thì phí thẩm tra có được thu theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng không ? - Trường hợp Chủ đầu tư không thuê tư vấn thẩm tra (cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải đóng dấu thẩm tra không, mẫu dấu thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Thành lập phòng LAS phục vụ cho xây dựng công trình giao thông
1. Đơn vị tôi đang có kế hoạch mở phòng LAS (Đơn vị tôi là đơn vị thi công xây dựng cầu đường), tôi tìm hiểu và được biết Sở Xây dựng có ban hành Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Nhưng tôi được biết Bộ Giao thông vận tải cũng có Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 về việc ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng tôi phải áp dụng theo Quyết định nào? 2. Nếu thành lập Phòng LAS thì kết quả thí nghiệm của phòng LAS chúng tôi có được sử dụng để đánh giá và công công nhận kết quả chất lượng công trình mình đang thi công hay không, hay tôi phải hợp đồng với một đơn vị Phòng LAS khác để kiểm tra và đánh giá công trình đó? Kết quả đánh giá đó có được coi là khách quan và được công nhận hay không?
Hỏi đáp pháp luật Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Gói thầu có giá trên 20 tỷ nhưng cần triển khai ngay để tránh gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường thì có được phép vừa thiết kế vừa thi công và lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công - dự toán được phê duyệt hay không? Do tính chất gói thầu cần phải khẩn trương thực hiện ngay nên cấp thẩm quyền là UBND thành phố chỉ đạo theo cách nêu trên thì có phù hợp hay không?
Hỏi đáp pháp luật Quy định về chi phí đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ Công văn số 1044/BXD-KTXD, ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng Chương trình 135 thì yêu cầu Ủy ban Dân tộc Căn cứ Thông tư 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và các quy định hiện hành để hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện. Trong khi chờ đợi hướng dẫn thì có được áp dụng các chi phí đầu tư xây dựng công trình theo thông tư nêu trên được không ?. Hiện nay một số địa phương cho rằng thông tư nêu trên đã hết hiệu lực từ năm 2010, như vậy là đúng hay sai ?. Mong Sở Xây dựng trả lời giúp. Trong khi chờ đợi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi đáp pháp luật Về việc sử dụng Định mức chi phí trực tiếp phí khác để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Ở tỉnh Kon Tum có 08 huyện (Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Hà) và thành phố Kon Tum. Khi đơn vị lập dự toán, áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác cho 08 huyện (kể cả các xã thuộc huyện) và thành phố với hệ số là 2,5 thì đúng hay sai? Nếu ở huyện Đăk Tô (và 07 huyện khác nữa) còn có các xã như Kon Đào, Đăk Trăm …. thì áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác với hệ số là 2,5 hay 2? Xin Sở Xây dựng giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi đáp pháp luật Về việc sử dụng Định mức dự toán XDCT để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán XDCT- Phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán XDCT - Phần lắp đặt (sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực từ ngày 26/12/2012; tại thời điểm 02 Quyết định này có hiệu lực; Đơn vị lập dự toán (thời điểm lập dự toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 01/03/2013) không vận dụng theo Định mức mới này; thì khi công trình thi công hoàn thành (thời điểm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng 01/11/2013), đơn vị Thanh tra vào Thanh tra công trình này, có được cắt bỏ những công tác áp dụng đơn giá hay định mức cũ (đã chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất) thay lại định mức mới không? (chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất ).
Hỏi đáp pháp luật Thẩm quyền thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình xây dựng
Hiện Ban hạ tầng Mobifone tại Đà Nẵng đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm BTS có chiều cao dưới 35m trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban thực hiện các dự án cấp IV, chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách. VẬY theo Luật xây dựng 50 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền thẩm định thiết kế và dự toán sẽ do người quyết định đầu tư chủ trì hay do sở xây dựng thừa thiên huế chủ trì thẩm định. Kính đề nghị SỞ Xây dựng Thừa thiên Huế trả lời và hướng dẫn quy trình để Ban Hạ tầng Mobifone có đủ cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo của dự án. Trân trọng!
Hỏi đáp pháp luật Đơn giá nhân công trong dự toán xây dựng công trình
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Long, trụ sở 358 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng đang thực hiện quyết toán công trình xây dựng dân dụng do nhà thầu công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 203 thực hiện năm 2011. Trong quá trình quyết toán, công ty chúng tôi thắc mắc hai vấn đề sau liên quan đến việc xác định phụ cấp lưu động và không ổn định sản xuất trong đơn giá nhân công, cần xin ý kiến tham gia của Bộ Xây dựng: 1. Phụ cấp lưu động được tính trên cơ sở, theo Thông tư hướng dẫn nào? 2. Phụ cấp không ổn định sản xuất có được tính trong đơn giá nhân công hay không? Theo đơn giá do nhà thầu lập để thanh quyết toán công trình có xác định phụ cấp không ổn định sản xuất. Tuy nhiên, theo Công ty chúng tôi được biết: + Trước năm 2005, chi phí tiền lương để xác định giá trị dự toán xây dựng làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu được áp dụng theo các qui định tại Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ và Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/01/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp xây dựng của Nhà nước, trong đó qui định các khoản phụ cấp lương có bao gồm hệ số phụ cấp không ổn định sản xuất được qui định là 10% (đối với các công trình không phải là dự án trọng điểm của nhà nước). + Từ năm 2005 đến nay, chi phí tiền lương để xác định giá trị dự toán xây dựng làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu được áp dụng theo các qui định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và các Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 quản lý lao động tiền lương trong các công ty nhà nước; Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động; Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút; Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực....Các văn bản nêu trên đã thay thế Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/01/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tại các văn bản này không còn qui định áp dụng khoản phụ cấp không ổn định sản xuất. Như vậy, việc công ty chúng tôi (chủ đầu tư) xác định loại bỏ phụ cấp không ổn định sản xuất ra khỏi đơn giá tiền lương có đúng theo chế độ quy định hay không?
Hỏi đáp pháp luật Áp dụng giá vật liệu trong lập dự toán xây dựng công trình
Tôi đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng ở tỉnh và đơn vị chúng tôi có chức năng thực hiện thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán công trình.Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải vấn đề như sau: Đầu tháng 7/2008 đơn vị chúng tôi có nhận thẩm tra bản vẽ thiết kế và dự toán 01 công trình ở địa phương. Đối với kết quả thẩm tra dự toán, do tại thời điểm thực hiện thị trường giá các loại vật liệu xây dựng chủ yếu (thép tròn, thép hình, thép tấm, tấm lợp tole, xà gồ thép….) có biến động mạnh và công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 tại địa phương chưa kịp ban hành nên để đáp ứng yêu cầu và tiến độ công việc đơn vị tư vấn (thiết kế, thẩm tra) có chủ động áp dụng giá vật liệu xây dựng chủ yếu của công trình trên cơ sở công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 6/2008 có tính thêm yếu tố trượt giá thị trường và tham khảo thêm giá công bố của một số nhà sản xuất. Khoảng thời gian sau đó, khi kiểm tra lại thì phát hiện chênh lệch chung giá các loại vật liệu chủ yếu đã thực hiện trong kết quả thẩm tra có cao hơn công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 được ban hành vào tháng 8/2008 nhưng thấp hơn công bố giá tháng 8/2008 ban hành vào tháng 9/2008. Như vậy, xin hỏi Bộ Xây dựng việc thực hiện tư vấn thẩm tra dự toán nêu trên của đơn vị chung tôi đối với trường hợp trên có phù hợp theo các quy định về quản lý đầu tư, quản lý chi phí được áp dụng tại thời điểm đó hay không? Sự chênh lệch giá vật liệu xây dựng chủ yếu làm tăng giá trị dự toán công trình được thẩm tra so với công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu của liên Sở Xây dựng - Tài chính tháng 7/2008 ( khoảng 05% ) có bị kết luận là gây thiệt hại hay không?
Hỏi đáp pháp luật Chi phí nhân công trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình
1. Phương pháp xác định chi phí nhân công để xác định tổng mức đầu tư hay xác định dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau thời điểm ngày 01/7/2013 khi Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2013 có hiệu lực thi hành cần thực hiện như thế nào khi không có thang bảng lương vì Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành và khi đó việc áp dụng các bộ định mức và đơn giá xây dựng công trình cũng không có giá trị vì bậc thợ và hệ số bậc thợ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP không còn tác dụng. Do vậy việc xác định giá gói thầu đối với Chủ đầu tư là chưa thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn cụ thể nào từ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội bằng văn bản đối với việc xây dựng thang bảng lương để làm căn cứ xác định chi phí nhân công trong dự toán hay trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chúng tôi rất khó khăn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ở thời điểm hiện tại, do vậy chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chi phí nhân công ở thời điểm hiện tại. 2. Lương cơ bản LCB trong chi phí nhân công được các định theo Lương cơ sở hay xác định theo lương tối thiểu vùng và hệ số bậc thợ. Phụ cấp không ổn định sản xuất hiện nay có còn được tính không? Những vấn đề này được quy định tại văn bản nào? 3. Công thức xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá: có còn hiệu lực hay không? Nếu công thức điều chỉnh trên không còn hiệu lực thì cách xác định hệ số điều chỉnh nhân công khi các khoản phụ cấp chưa tính đến hoặc tính chưa đủ trong đơn giá được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình
Theo quy định Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình. Trường hợp, đối với công trình cấp IV Chủ đầu tư có đủ điều kiện tự thẩm định và phê duyệt thiết kế, không cần thuê thẩm tra. Vậy, phí thẩm định trong trường hợp này lấy theo quy định nào, lấy bằng chi phí thẩm tra theo Quyết định số 957/QĐ-BXD 29/9/2009 của Bộ Xây dựng có đúng quy định không?
Hỏi đáp pháp luật Định mức xây dựng công trình
Tôi là Nguyễn Minh Tuấn hiện đang công tác tại một doanh nghiệp xây dựng thuộc Vinaconex. Trong quá trình thực hiện các dự án công ty tôi có tổ chức khoán quản cho các Đội sản xuất trong đó đã xây dựng và ban hành các định mức nội bộ của công ty. So với định mức xây dựng đã được Bộ ban hành, trên cùng một mặt bằng (hoặc thấp hơn so với bộ) về trình độ nhân công, chủng loại máy thiết bị nhưng định mức nội bộ của Công ty thấp hơn so với định mức Nhà nước quy định. Ví dụ: Định mức trong công tác lắp dựng cốp pha của nhà nước là 32 kg thép/100 m2. Nhưng nội bộ công ty 20 kg thép/m2; Định mức của Nhà nước đổ bê tông 3 công/ 1m3 còn của Công ty 2,5 công/ 1m3. Xin Bộ cho biết như đó có gọi là vi phạm chất lượng công trình không (Định mức ban hành thấp thì vật liệu sử dụng thấp, nhân công đầm bê tông thấp).
Hỏi đáp pháp luật Lệ phí thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình
Phòng quản lý xây dựng công trình là đơn vị thay mặt cho Chủ đầu tư thẩm định các công trình, dự án được giao. Thay mặt Phòng quản lý xây dựng công trình tôi xin hỏi Bộ Xây dựng và các phòng ban chức năng trả lời một số thắc mắc như sau: Đối với lệ phí thẩm định TKBVTC+DT trước đây được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính. Kể từ ngày 01/2/2012 Thông tư này được thay thế bởi Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính, tuy nhiên Thông tư này không quy định cụ thể lệ phí thẩm định TKBVTC+DT. Như vậy lệ phí thẩm định TKBVTC+DT có được tính theo chi phí thẩm tra TKBVTC+DT tại Công văn số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng hay không? Đối với một số công trình Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thẩm tra TKBVTC+DT, nhưng Phòng quản lý xây dựng công trình vẫn phải thẩm định lại trước khi trình duyệt thì có được tính chi phí thẩm định TKBVTC+DT nữa hay không, nếu có thì áp dụng định mức như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Áp dụng định mức ép cọc bằng máy trong tập định mức dự toán xây dựng công trình
Tôi hiện đang công tác tại Công ty CP Xây dựng Phát triển Nhà - Địa chỉ số 78 Trần Nguyên Hãn - quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng. Đầu năm 2012, công ty chúng tôi đã bàn giao công trình: Khu ký túc xá sinh viên trường Đại học Hải Phòng - Gói thầu 6A: Xây dựng nhà ký túc xá, nhà ăn; Chủ đầu tư: Trường Đại học Hải Phòng. Trong quá trình làm quyết toán công trình, chúng tôi có thắc mắc kính mong Bộ Xây dựng giải đáp: Trong tập Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng công bố theo VB số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của BXD; Chương III-Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi; phần Hướng dẫn áp dụng có ghi: "Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất, đoạn cọc không ngập đất hao phí nhân công, máy thi công nhân hệ số 0,75 so với định mức đóng cọc tương ứng. Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế." Chúng tôi muốn hỏi Bộ Xây dựng: Đối với công tác ép cọc bằng máy, đoạn cọc không ngập đất, các hao phí nhân công, máy thi công, vật liệu có được tính không, nếu có thì được tính như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào