Thừa kế

Thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Người thừa kế được quy định như thế nào?

Người thừa kế được quy định như thế nào? Chào quý ban tư vấn Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu luật dân sự mới có hiệu lực. Tuy nhiên có một số điểm tôi vẫn chưa được rõ! Kính mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Người thừa kế được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Chuyển tên người thừa kế
Tôi sống ở nước ngoài, nhưng có nhận tài sản ở Việt Nam theo di chúc do cha tôi để lại. Nay tôi muốn chuyển tên tôi (người thừa kế) sang tên con trai tôi (sinh ra ở Mỹ và là công dân Mỹ) thì phải làm thế nào? Gửi bởi: Minh Nguyen
Hỏi đáp pháp luật Tài sản được thừa kế có phải chia cho vợ?

Xin hỏi luật sư? Trường hợp bố mẹ vợ dể lại tài sản thừa kế không có di chúc cho người vợ, khi vợ mất vì không có con dể thừa kế, thì tài sản này người chồng có quyền dược thừa kế không? Hay người vợ phải viết di chúc cho người chồng? Con riêng của chồng có dược hưởng quyền lợi từ tài sản riêng của người vợ khi ngươi chồng dược thưa kế tài sản riêng của vợ? Tài sản người vợ được thừa kế theo pháp luật là căn nhà...

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục đăng ký nhà đất là tài sản được thừa kế

Cha mẹ tôi có lập di chúc để lại nhà và đất cho tôi được thừa kế (di chúc do UBND xã chứng thực). Sau khi cha mẹ tôi qua đời tôi cầm di chúc và giấy chứng tử đến Văn phòng đăng ký đất để làm thủ tục sang tên tách bộ thì nơi đây trả lời phải đến phòng công chứng để khai nhận di sản. Tôi đến phòng công chứng thì nơi đây lại nói không cần phải khai nhận di sản, vì trong di chúc đã nói rõ tôi là người thừa kế, tôi đi lại nhiều lần mà không ai giải quyết cho tôi? Xin tư vấn giúp tôi làm thế nào để đăng ký nhà đất!

Hỏi đáp pháp luật Thừa kế và tặng cho tài sản được thừa kế

Căn nhà do ông bà nội tôi tạo lập từ năm 1946, nay ông bà đã qua đời đều có giấy chứng tử và không có di chúc. Cha tôi là con duy nhất có Giấy chứng thư của chính quyền cũ năm 1970 chứng thực trước khi ông bà mất. Nay cha tôi định cư nước ngoài vẫn có Quốc tịch Việt Nam và thường xuyên về Việt Nam. Căn nhà chưa được cấp Giấy chứng nhận tên cha tôi. Vậy cha tôi có được quyền làm thủ tục khai nhận thừa kế và cho tôi phần thừa kế này được không. Tôi là hiện chủ hộ và đang sinh sống ổn định tại căn nhà trên.

Hỏi đáp pháp luật Tài sản được thừa kế riêng có phải tài sản chung của vợ chồng không?

Tôi đã có gia đình và 2 con. Bố tôi đã mất nhưng không có di chúc phân chia tài sản cho các con (nhà tôi có 6 anh chị em). Nay mẹ tôi đã già và muốn sang tên căn nhà của bố mẹ tôi cho riêng tôi, việc sang tên này các anh chị tôi đều đồng ý. Vậy cho tôi hỏi nếu mẹ và các anh chị tôi đồng ý sang tên căn nhà và đất cho riêng tôi thì tài sản đó có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi hay là tài sản của riêng tôi? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Chia tài sản thừa kế là bất động sản
Kính thưa luật sư! Làm phiền luật sư tư vấn dùm chuyện chia tài sản của gia đình tôi. Tôi xin kể đầu đuôi câu chuyện như sau : Ông bà nội tôi lấy nhau vào năm 1950, sau đó xin ba tôi ra , ba tôi sinh năm 1950. Đến khi ba tôi được 10 tuổi , ông nội lúc đó đang đi lính , khi đi lính về lại mang về cho bà nội 2 đứa con gái, và nói là con riêng của ông nội, sau đó bà nội tôi cũng chịu nuôi và làm khai sanh cho hai đứa nhỏ giống như là con ruột , và nay là cô 3 và cô 4 của tôi ( ba tôi là con trai trưởng). Đến năm 1979, lúc đó ông bà nội có mua đất và cất nhà, thời điểm lúc đó không làm giấy tờ đất, và cũng không có giấy tờ nhà. Lúc đó sống chung trong nhà gồm có: ông bà nội , và cô 4 của tôi . đến năm 1980 thì ba tôi cưới vợ và sinh tôi ra. Ba và mẹ tôi lo toan việc nhà , chăm sóc ông bà nội Đến năm 1987 thì ông nội mất đi , lúc đó cô 4 tôi cũng còn ở chung trong gia đình. Khi ông nội mất có nói lại với ba tôi là con trai trưởng  sau này phải chăm lo nhà cửa và thờ cúng ông bà tổ tiên. Nhà tôi lúc đó có một bên để cất chứa đồ đạc giống như là nhà kho, cô 4 tôi vì thấy nhà cũng chật chọi nên xin ra nhà kho để ở và bà nội cũng chấp nhận. Gia đình tôi sống trong căn nhà này đến năm 2000, lúc đó căn nhà vì đã quá cũ, nên xuống cấp trầm trọng, có lần cột nhà bị sập xuống, thấy vậy nên ba mẹ có nói với bà nội xin xây cất nhà , lúc đó chỉ có ba mẹ làm ra tiền, bà nội đồng ý  nên ba mẹ tôi đã đi vay tiền ngân hàng để xây cất lại toàn bộ căn nhà . Gia đình tôi ở đến năm 2001 thì bà nội bị bệnh mất , lúc còn sống bà nội cũng nói giống như lúc ông nội còn sống để lại nhà cửa cho ba tôi ( vì lẻ đó nên ba mẹ tôi mới vay tiền ngân hàng để xây cất). Từ thời điểm đó mỗi khi làm có dư thì ba mẹ dành dụm để ngày càng hoàn thiện căn nhà cho tốt hơn . Cho đến lúc này thì hầu như căn nhà đã được xây dựng kiên cố. Đến năm 2009 ( cách đây 1 tháng) ba tôi bị bệnh và mất. Sau đám tang vài ngày cô 3 và cô 4 ( người đang ở bên căn nhà kho trước đó ) có xuống gặp tôi đòi chia tài sản, họ nói đây là tài sản chung nên phải chia ra làm 3 phần bằng nhau ( trong đó giá trị căn nhà do ba mẹ tôi xây cất cũng phải chia làm 3 phần bằng nhau) , tôi hẹn với họ để sau làm tuần 100 ngày của ba tôi xong thì xuống nhà tôi để bàn bạc . Mặc dù cô 4 tôi ra riêng ờ bên phần nhà kho , nhưng hộ khẩu vẫn chung với gia đình tôi ,  bên nhà kho và nhà tôi dùng chung một  số nhà . Cô 3 thì đã ra riêng trên 20 năm rồi không có trong hộ khẩu Tôi xin được luật sư tư vấn tôi phải làm gì? vì cũng gần tới ngày hẹn với mầy người cô của tôi rồi. Hiện giờ gia đình tôi cũng khó khăn, ba tôi mới mất, mẹ cũng đang nghỉ hưu, em tôi thì đang đi học, đồng lương giáo viên mới ra trường của tôi cũng không được bao nhiêu , tôi đang lo sợ rằng nếu chia theo kiểu đó thì tôi không đủ khả năng chi trả cho 2 người cô, càng không đủ khả năng để ra ngoài mua nhà xin sống. Rất mong được sư tư vấn quý báo của luật sư và các bạn. Cuối lời xin được cảm ơn luật sư và các bạn . Kính chào thân ái.
Hỏi đáp pháp luật Vấn đề thừa kế bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Tôi là Việt kiều hiện sống ở nước ngoài, xin được hỏi một việc như sau: Khi mất, bố mẹ tôi có để lại cho các con một mảnh đất ở Hà Nội. Hiện nay, phần lớn anh chị em tôi sống ở Hà Nội, riêng tôi có quốc tịch Pháp và sống ở Nouméa. Về vấn đề chia phần thừa kế, tôi mong muốn được giải thích về luật thừa kế bất động sản đối với Việt kiều có quốc tịch nước ngoài. Sau khi Nhà nước Việt Nam đã cho phép Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam thì luật về thừa kế bất động sản của Việt kiều có quốc tịch nước ngoài có gì thay đổi?
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp về thừa kế bất động sản
Kính chào các Luật sư!            Xin Luật sư vui lòng giải đáp thắc mắc về luật pháp của tôi như dưới đây ;            Gia-đình tôi có tất cả 6 chị em gái, cha tôi mất năm 1961, mẹ mất năm 1977.         Năm 1975 mẹ tôi đã 75 tuổi bà bị bệnh đau tim , không thể tự sống một mình được,bà cần có một đứa con về ở với bà để châm sóc nuôi dưỡng bà và khi bà chết có đứa con lo chôn cất bà .         Bà cho tất cả các con biết quyền lợi của đứa con về ở với bà là :Nhà ở (đồ đạc trong nhà )và đất ở là miếng vườn trồng dừa diện-tích :3651m2        Tất cả 5 người con kia đều từ chối quyền lợi có kèm theo bổn phận nói trên.         Mẹ đi xuống Gò-Công kêu vợ chồng tôi về ở với bà,chúng tôi không bỏ mẹ được nên đã về ở với mẹ ,để nuôi dưỡng mẹ bệnh,chôn cất mẹ khi mẹ qua đời.         Mẹ cho chúng tôi:Nhà ở (đồ đạc trông nhà)và đất ở là miếng vườn trồng dừa DT;3651m2         Đến năm 1977 mẹ chết chúng tôi làm đám ma chôn cất mẹ,đám ma không chấp điếu.Tự chúng tôi ra tiền làm đám ma,không chị em nào phụ giúp chúng tôi cả .         Đến năm 1996 cái nhà mẹ cho đã mục nát,có nguy cơ sập đỗ,chúng tôi đã dỡ ra và cất một nhà mới trên nền nhà củ.Nhà mới nầy :Tường gạch,nền và sườn nhà bằng bê-tông cốt thép .           "Khi dỡ nhà cũ, chúng tôi có lấy một ít cây của nhà cũ để cất một nhà chòi, bốn bên không vách,để làm chỗ nấu nướng khi nhà có đấm giổ"(nhà nầy chị em không tranh chấp nhưng TÒA đưa vô để cho chị em được tranh chấp theo NQ 1037/2006...)         Đến năm 2008 tức 31 năm sau thừa kế mở có 5 người khởi kiện chúng tôi để tranh chấp thừa-kế.Trong 5 người nầy chỉ có 2 người là thừa kế hàng thứ nhứt:1-chị Hà-Thị-Lôc ở Thủ-Thừa Lonh-An 2-Em Hà-Thị-Hoàng Việt kiều Mỹ ,người thứ 3 là Hà-Cẩm-Giang ở Thủ-Thừa Long-An con một của người chị ruột tên Hà Thị-Ba(chết)chỉ có 3 người nầy là hợp lệ ; còn lại 2 người không hợp lệ là:Lư-Cẩm-Dung và Trương thị Những họ tự xưng là đại diện cho mẹ(chết)mà không có giấy ủy-quyền của các anh chị em ruột của họ .         Hỏi 1-Thành phần của đơn thưa như vậy có hợp lệ hay không ?Tại sao tòa án Long-An lại nhận đơn nầy để xét xử?         Chúng tôi đã khiếu nại với tòa-án Long-An: 1-Lư-Cẩm-Dung và Trương Thị Những là đại diện không hợp lệ .2-Không có "di sản thừa kế cũng không có tài sản chung chưa chia" 3-Đã hết thời hiệu khởi kiện. Yêu cầu TOÀ cho đình chỉ vụ án .         TÒA không đình chỉ vụ kiện mà trả lời: Bên nguyên đơn yêu cầu giữ cái nhà nhỏ mà chúng tôi cất bằng cây của cái nhà củ của cha mẹ để làm nơi thờ phượng ông bà cha mẹ (chị em không hề tranh chấp cái chòi bốn bên không vách nầy để làm nơi thờ phượng ông bà cha mẹ ).         Ý của TÒA là trong vụ tranh chấp nầy có "nhà ở ,có người Việt-Nam định cư ở nước ngoài" nên TÒA áp dụng NQ 1037/2006...cho chị em tranh chấp không kể thời hiệu Hỏi 2-TÒA áp dụng NQ 1037/2006 trong trường hợp nầy như vậy có đúng không?         Hỏi 3- Cây của  nhà củ của cha mẹ, chúng tôi lấy cất cái nhà chòi nó là "động sản", mẹ đã cho chúng tôi tuy không có giấy tờ nhưng chúng tôi đã ở đó công khai,ngay tình,liên tục đến nay là 31 năm theo luật Dân Sự Điều:247 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì chúng tôi đã là chủ sở hữu của cái nhà nầy.TÒA lấy cái nhà nầy đưa vô cho chị em tranh chấp với chúng tôi có đúng luật hay không ?   Hỏi 4-Khi chúng tôi khiếu nại :Lư-Cẩm-Dung và Trương-Thị-Những đại diện không hợp pháp vì không có ủy quyền của tất cả anh chị em nó thì bên nguyên đơn yêu cầu TÒA liên-lạc với những người nầy để lấy ý kiến củ họ , TÒA đồng ý (8 anh chị em của Lư-Cẩm-Dung đều ở nước ngoài) .TÒA làm việc nầy thay cho nguyên đơn như vậy có đúng pháp-luật hay không ?         Hỏi 5- Hiện nay bên nguyên đơn đòi hỏi chúng tôi phải cam-kết trước TÒA : Không được bán nhà đất .Chúng tôi không đồng ý lý do :Nhà  của chúng tôi cất trên đất của chúng tôi ,theo luật-pháp chúng tôi được quyền bán.Đất chúng tôi đã được nhà nước cấp giấy CN-QSDĐ luật pháp cho chúng tôi được  chuyễn QSDĐ.         Đòi hỏi trái luật pháp nầy ,đáng lẽ ông Thẩm-Phán phải ngăn chặn;ông Thẩm-Phán không ngăn chặn còn chấp thuận theo yêu-cầu của bên nguyên đơn :Cho đo đạt trị giá đất ở có trồng dừa ,đếm từng cây dừa để trị giá đất và dừa luôn ;đo đạt trị giá 3 cái nhà của chúng tôi;trị giá toàn bộ đồ đạc trong nhà của chúng tôi    Ý của bên nguyên đơn là:TÒA sẽ chia số tài sản nầy,họ là số nhiều họ sẽ đượcnhiều ;tôi được ít ,họ sẽ mua lại phần của tôi.         Trong trường hợp nầy ông Thẩm-Phán làm như vậy có đúng luật hay không ?                  Hỏi 6-Trong ngày đo đạt trị giá nhà đất ông Thẩm-Phán có nói với tôi :Tong trường hợp nầy Tòa Án Nhân Dân Tối Cao có hướng dẫn là phải chia vì "có tranh chấp nhà ở và có cây trồng lâu năm"đây là tin "sét đánh"với chúng tôi .Tại sao TÒA lại lấy đất mẹ đã cho chúng tôi trước khi bà chết vì cớ chúng tôi nuôi mẹ bệnh và chôn cất mẹ khi mẹ qua đời ; Đem đi cho những đứa con đã từ chối miếng đất nầy khi nó có kèm theo bổn phận làm con là:nuôi mẹ bệnh và chôn cất mẹ khi mẹ qua đời . Hơn nữa bên nguyen đơn chỉ yêu cầu chúng tôi :Không được bán nhà đất mà thôi .         Xin hỏi Luật-Gia trong trường hợp nầy chúng tôi phải làm sao để ngăn chặn không cho ông Thẩm-Phán làm điều thất nhân bất đức nầy (không thể chờ ổng xử rồi chống án ,không khả năng)         Chúng tôi xin chân thành cám ơn Luật-Gia trước         huynhdinhqui        .
Hỏi đáp pháp luật Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Sau khi tìm hiểu luật dân sự mới ra đời, tôi có vài điểm thắc mắc kính mong các anh chị giải thích giúp. Anh chị cho tôi hỏi: Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị. Tôi xin chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào?

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật của ĐH Sài gòn. Vì mới học năm nhất nên em chưa được học các môn chuyên ngành, tuy nhiên em cũng có niềm đam mê và muốn nghiên cứu trước các văn bản, các luật, bộ luật. Sau khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực em cũng có tìm hiểu đôi chút, tuy nhiên có đôi chỗ chưa rõ. Rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho em hỏi: Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!

Hỏi đáp pháp luật Trong di chúc có thể ghi thừa kế riêng ?

Bố mẹ đẻ tôi có miếng đất có sổ đỏ, bố mẹ tôi muốn cho tôi thừa kế riêng sau này. Vậy có luật nào cho phép trong di chúc có thể ghi thừa kế riêng (riêng cho tôi mà không liên quanđến chồng) hay không? Tức là sau đó khi tôi nhận thừa kế thì tự động sẽ được đăng ký là tài sản riêng của tôi không liên quan đến chồng tôi? Ngoài ra di chúc có bắt buộc phải công chứng hay theo mẫu hay không?

Hỏi đáp pháp luật Cho tặng tài sản, Chiếm hữu tài sản và Thừa kế tài sản của cha, mẹ

Ông bà ngoại tôi có sở hữu chung 01 quyền sử dụng đất và 01 căn nhà xây dựng trên mảnh đất đó, quyền sử dụng đất và sở hữu nhà do bà ngoại tôi đứng tên. Ông, bà ngoại có 05 người con điều có gia đình và có 04 người ở riêng. Trong sổ hộ khẩu của ông bà gồm có: bà, ông ngoại và 01 người cậu. Năm 2008 người cậu đó đi nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động đến nay chưa trở về. Năm 2012, ông ngoại tôi chết nhưng không có để lại di chúc. Do bà ngoại tôi già và thường xuyên bệnh nên một người dì và người chồng cùng 02 người con về sống chung với bà ngoại. Người dì này đã ghép tên của dì + chồng + 02 người con vào sổ hộ khẩu của bà ngoại và tách tên người cậu đang xuất khẩu lao động khỏi sổ hộ khẩu. Hiện nay 04 người con của ông, bà ngoại tôi (trừ người dì đang sống với bà ngoại) có thắc mắc như sau: 1. Nếu người dì tôi tự ý làm các thủ tục để sang tên từ bà ngoại tôi quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mà không có sự đồng ý của 04 người con còn lại kia được không? 2. Trong trường hợp bà ngoại tôi không biết nhưng có ký các giấy tờ để sang tên lại cho người dì đó thì giấy tờ đó có hợp lệ không? (do người dì đã đưa bà ngoại tôi là ký một số giấy tờ, đồng thời mới đây không chịu giao sổ nhà đất ra khi 04 người còn lại kia yêu cầu). 3. Nếu người dì đó đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì khi bà ngoại tôi chết mà không để lại di chúc, tài sản đó có thành tài sản riêng của người dì đó hay không? 4. Nếu người dì đó đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất và sở hữu nhà thì bà ngoại tôi có quyền lập di chúc để tài sản lại cho tất cả 05 người con không? Đây là sự việc có thật đang xảy ra trong gia đình của tôi; do các cậu, dì và mẹ tôi không muốn bà tôi còn sống phải phiền lòng vì tranh chấp tài sản của các người con nên không đề nghị bà lập di chúc; đồng thời cả 04 người có nguyện vọng sau khi bà mất thì căn nhà này phải trở thành tài sản chung của 05 người con để làm nơi thời tự; không để ai chiếm hữu làm của riêng. Kính mong luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Chia thừa kế tiền tiết kiệm đồng sở hữu

Kính nhờ các luật sư tư vấn cho tôi trường hợp như sau: - Ông nội tôi có 2 người con trai là bác tôi và ba tôi. Ba tôi mất năm 2005, ông nội tôi mất 2010 không để lại di chúc. Ông nội tôi có 1 số tiền tiết kiệm trong đó đồng sở hữu với bác tôi (tất cả số tiền này là của ông nội tôi, do ông tuổi cao đi lại khó khăn nên nhờ bác tôi đi rút tiền hộ) , nay ông mất thì số tiền đó xử lý như thế nào, bác tôi nói do đồng sở hữu nên ông tôi mất thì số tiền đó thuộc về bác tôi. Vậy xin luật sư cho biết tôi có được chia thừa kế đối với số tiền đó không?

Hỏi đáp pháp luật Tài sản của cô ruột, con riêng của ông nội có được thừa kế?

Tài sản của cô ruột, con riêng của ông nội có được thừa kế? Tôi có người cô ruột không có chồng, không có con. Cách đây nửa năm cô ruột tôi chết có để lại căn nhà nhưng không có viết di chúc. Bà nội, ông nội tôi có chung với nhau là 3 người con, bố tôi là con trai út. Nhưng trước lúc lấy bà nội tôi thì ông nội đã có vợ và có một người con trai. Xin hỏi căn nhà đó chia như thế nào? Người anh trai cùng cha khác mẹ đó có được hưởng phần tài sản do cô tôi chết để lại không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! (tranthan****@gmail.com)

Hỏi đáp pháp luật Không chia tài sản thừa kế cho con có được không?
Em trai tôi có hai con ngoài giá thú và các cháu do tôi nuôi dưỡng. Thương các cháu không có mẹ, bố đi bước nữa, tôi muốn để tại toàn bộ tài sản của mình cho hai cháu mà không phải cho chồng con của mình thì có được không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào