Giảng viên

Giảng viên đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Cấp phép Giảng viên huấn luyện ATLĐ

Tôi được biết: Theo Thông tư 27/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về việc Giảng viên huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động cần được cấp phép. Vậy tôi muốn hỏi trình tự thủ tục cấp phép cho giảng viên huấn luyện được thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật giảng viên trường có phải là công chức

Em chào thầy ạ, cho em hỏi thầy cô giảng viên trường mình có phải là công chức không ạ? Và nếu là công chức thì có phải thầy cô giảng viên trường mình không được mở công ty riêng( công ty do mình làm chủ hay làm chủ DNTN) đúng không ạ? Em vẫn thấy có thầy cô được mở công ty riêng ạ?

Hỏi đáp pháp luật Cách xác định giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên
Xin được hỏi quý Tòa soạn: Giảng viên phải thực hiện tổng cộng 270 tiết chuẩn/năm hay trực tiếp giảng dạy là 270 tiết chuẩn và (cộng với) công tác khác quy đổi. Trường tôi có quy định, giảng viên phải giảng 270 tiết chuẩn cộng với 150 tiết nghiên cứu khoa học, cộng với các công tác khác tương đương với 102 tiết. Như vậy có đúng không? – Nguyễn Viết Thắng (nguyenvietthang@rocketmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Lương thừa giờ khi thử việc của giảng viên?
Tôi là một giảng viên của một trường Đại học tư thục. Tôi đã làm việc được hơn 1 năm, trong đó gồm cả 2 tháng thử việc tại trường. Trong thời gian thử việc đó, tôi đã được phân công và dạy thừa hơn 100 giờ giảng so với tiết chuẩn quy định. Nhưng nay tôi không được trả lương thừa giờ thời gian thử việc. Như vậy, trường tôi làm thế đúng hay sai. Rất mong các luật sư trả lời giúp. Tôi chân thành cảm ơn!
Hỏi đáp pháp luật Quy định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sỹ
GD&TĐ - Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013. Theo đó, đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ, nếu có nguyện vọng và đủ sức khỏe, cơ sở đào tạo có nhu cầu thì có thể đề nghị kéo dài thời gian công tác. Hiện nay đã có văn bản chính thức nào hướng dẫn thực hiện quy định trên hay chưa?- Nguyễn Phương Thảo (phuongthao50@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Giảng viên là người nước ngoài có được tham gia BHXH bắt buộc?
- Chồng tôi là người nước ngoài hiện đang làm giảng cho một trường đại học công lập. Hiện hai vợ chồng tôi có ý định sinh sống ở Việt Nam và gắn bó công tác lâu dài ở trường đại học đó. Vậy trường hợp của vợ tôi là người nước ngoài có được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hay không? – Nguyễn Minh Hương (nguyenminhhuong***@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Có thể làm giảng viên biên chế khi đang làm đại diện pháp luật của cty TNHH không?

Chào luật sư, Tôi hiện nay đang là đại diện pháp luật (giám đốc) cty TNHH. Vì tính chất công việc hiện tại công ty nay tôi muốn làm giảng viên biên chế tại trường Cao đẳng (thuộc UBND Thành Phố được không)? Nếu được tôi cần phải chuẩn bị những thủ tục gì? Nếu không được tôi có thể làm giảng viên thỉnh giảng không? Khi đó vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ... và các quyền lợi khác của tôi sẽ như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu
Theo phản ánh của bà Thanh, Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định, giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu. Bà Thanh hỏi, nghiên cứu viên chính, có trình độ tiến sĩ công tác tại Viện nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thuộc đối tượng được kéo dài thời gian làm việc theo Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP không? Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 còn Nghị định số 141/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/12/2013, vậy việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với trường hợp giáo viên nghỉ hưu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 được áp dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chế độ nghỉ hè của Giảng viên

Kính mong Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau: Ở khoản 3, Điều 70 của Luật Giáo dục có nêu: "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên" Khoản 5, Điều 73: " Nhà giáo được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động". Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về quy định nghỉ hè đối với nhà giáo thì hiện nay mới chỉ có Quy định về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc nghỉ hè đối với Giảng viên có được áp dụng hay không, nếu có thì thực hiện theo văn bản nào của Nhà nước. Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Hỏi đáp pháp luật Có được chấm dứt HĐLĐ thử việc giảng viên sau khi nghỉ thai sản?

Vợ tôi tốt nghiệp đại đọc niên khóa 2007-2011. Đến tháng 3.2012 đã vượt qua kỳ thi sát hạch do trường tổ chức theo chủ trương giữ lại một số sinh viên giỏi để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trở thành giảng viên. Từ tháng 4.2012, vợ tôi được nhận thử việc tại trường với vị trí chuyên môn là giảng viên trong thời gian 6 tháng (đợt 1: từ tháng 4 – 6.2012; đợt 2: từ tháng 6 – 9.2012). Tuy nhiên, đến tháng 9.2012, vợ tôi sinh cháu nên nhà trường không ký tiếp đợt tập sự 1 năm tiếp theo và nghỉ không có chế độ gì suốt từ đó tới nay. Sau khi cháu được 5 tháng, vợ tôi đã gửi đơn cho nhà trường với mong muốn và nguyện vọng tiếp tục được công tác tại trường. Tuy nhiên không nhận được thông tin phản hồi. Cách xử lý của nhà trường như vậy có phù hợp không? binhtran…@gmail.com

Hỏi đáp pháp luật Chế độ thai sản cho giảng viên
Xin hỏi chế độ nghỉ thai sản tính từ ngày nào? Nếu tôi sinh con ngày 2/4 nhưng đến ngày 2/5 tôi mới làm đơn xin nghỉ thì thời gian nghỉ có được tính kể từ lúc nộp đơn không? Quy định giờ chuẩn giảng dạy của tôi là 549 giờ chuẩn / năm. Khi nghỉ 6 tháng, tôi có được giảm giờ chuẩn tương ứng với thời gian nghỉ không? Giảm bao nhiêu giờ? Có tính chia đều cho 3 lĩnh vực giảng dạy, NCKH, công tác khác không? Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, mỗi ngày được nghỉ 1 giờ. Vậy đối với giảng viên thì giờ chuẩn sẽ dược giảm trong năm đó là bao nhiêu? Có tính chia đều cho 3 lĩnh vực giảng dạy, NCKH, công tác khác không? Rất mong nhận được hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào