Xác định lỗi của bên bán

Thưa luật sư, Công ty chúng tôi đại diện người bán, có tranh chấp về độ đạm bột cá, gởi mẫu kiểm chứng đến trung tâm đo lường chất lượng 3 TP. HCM, ban đầu cả hai bên đều không đưa ra phương pháp thử, chỉ nhờ trung tâm 3 thử theo TCVN, chiếu theo bên trong hợp đồng không có ghi phương pháp thử cụ thể, mà có ghi mẫu được gởi đến trung tâm 3 kiểm nghiệm làm cơ sở thanh toán cuối cùng nếu xảy ra tranh chấp. Như vậy kết quả trung tâm 3 gởi về có hiệu quả pháp lý không? Trong khi đó bên mua không chấp nhận phương pháp thử của trung tâm 3 và yêu cầu trung tâm 3 kiểm tra theo phương pháp của họ đưa ra. Việc này có đúng không? Hợp đồng ghi độ đạm là 55 +- 1 (tức độ đạm 54, 56 là đạt) Kiểm tra độ đạm được 54.5 Nhưng bên mua chỉ đồng ý trả giá độ đạm 54 (giá hàng của chúng tôi chênh lệch 205 đồng/ độ đạm). Nếu đưa ra trọng tài kinh tế, bên bán có lỗi không? Xin quý Luật Sự trợ giúp, chân thành cảm ơn !

Nếu thỏa thuận của các bên cùng chọn trung tâm 3 là tổ chức được kiểm nghiệm và kết quả do trung tâm 3 đưa ra là cơ sở để thanh tóan cuối cùng nếu xảy ra tranh chấp mà không có điều khoản quy định cụ thể về phương pháp thử thì kết quả do trung tâm 3 đưa ra có giá trị pháp lý đối với cả hai bên.

Nếu bên mua không đồng ý với phương pháp thử của trung tâm 3 và đưa ra thử theo phương pháp của họ thì họ phải có căn cứ chứng minh là phép thử của trung tâm 3 là không chính xác căn cứ theo các tài liệu khoa học và kỹ thuật nào và căn cứ theo tài liệu khoa học và kỹ thuật nào để họ yêu cầu trung tâm 3 thử theo phương pháp của họ.

Căn cứ theo biên bản làm việc giữa hai bên, trung tâm 3 có thể chấp nhận và không chấp nhận phương pháp thử do người mua đưa ra. Nếu trung tâm 3 chấp nhận phương pháp thử do người mua đưa ra thì người bán có thể yêu cầu trung tâm 3 trả lời bằng văn bản căn cứ, lý do chấp nhận phương pháp thử đó.

Nếu không đồng ý với kết quả do trung tâm 3 đưa ra do chấp nhận phương pháp thử của người mua đưa ra thì người bán có quyền khiếu nại kết quả của trung tâm 3 hoặc thuê một tổ chức khác có chức năng thẩm định để thử lại (đương nhiên bằng chi phí của mình) để chứng minh.

Việc chọn cơ quan để giải quyết tranh chấp là căn cứ theo thỏa thuận được quy định trong hợp đồng. Nếu hai bên đồng ý lựa chọn trọng tài thì trọng tài sẽ là cơ quan để giải quyết tranh chấp.

Các bên cần lưu ý chỉ định đúng tên của tổ chức trọng tài mà mình lựa chọn nếu không muốn thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Nếu không chọn tổ chức trọng tài thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là tòa án nơi nguyên đơn hoặc bị đơn có trụ sở.

Việc xác định bên nào có lỗi phải dựa trên tòan bộ hồ sơ và chứng cứ mà các bên cung cấp. Nếu Quý công ty cần luật sư tư vấn thì vui lòng chuyển tòan bộ hồ sơ đến chúng tôi.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào