Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm gì về kế hoạch vận động?
Điều 63 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định về nguyên tắc vận động bầu cử:
“1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử”.
Điều 64 Luật này quy định về thời gian vận động bầu cử: “Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ”.
Vận động bầu cử có hai hình thức:
“1. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử…”. Trong đó, ứng cử viên phải báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
“2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng”. Cụ thể,
a/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
b/ Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
Điều 68 quy định những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử:
“1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”.
Như vậy trong quá trình tiếp xúc với cử tri, các ứng cử viên thường đưa ra những lời hứa (chương trình hành động) nếu trúng cử. Lời hứa này có sức nặng khá lớn và là cơ sở quan trọng để các cử tri cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Tuy nhiên, ngoài các quy định nêu trên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc người ứng cử phải chịu trách nhiệm về chương trình hành động khi tiếp xúc với cử tri mà mới chỉ có những quy định cấm trong quá trình tiếp xúc cử tri. Việc thực hiện lời hứa, thực hiện chương trình hành động hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào ý thức trách nhiệm, thái độ nghiêm túc của chính người đã đưa ra chương trình hành động đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?