Quyền lợi của người lao động khi làm thêm giờ

Hỏi: Anh tôi đang là lái xe cho một công ty vận tải. Công ty quy định thời gian làm việc của lái xe theo ca, 12 tiếng/ngày (12 giờ làm, 12 giờ nghỉ). Đề nghị luật sư tư vấn, anh tôi có thể yêu cầu công ty trả tiền làm thêm giờ không (Nguyễn Văn Tiến, Hải Phòng).

Luật sư Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Trước hết, Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ), như sau:
“1. Người lao động (NLĐ) làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
2. NLĐ làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường” (khoản 1, khoản 2 Điều 97).
 “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần” (khoản 1, khoản 2 Điều 104).
“2. NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 
a) Được sự đồng ý của NLĐ;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, NSDLĐ phải bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ” (khoản 2 Điều 106).
Căn cứ các quy định viện dẫn trên, nếu hai bên có thỏa thuận, NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ làm việc quá 08 giờ trong 01 ngày, nhưng phải đảm bảo cho NLĐ ít nhất 01 tuần được nghỉ 01 ngày, làm việc không quá 30 giờ trong 01 tháng, 200 giờ trong 01 năm. 
Nếu NLĐ làm thêm giờ, về nguyên tắc sẽ được trả thêm lương. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ thỏa thuận về hình thức trả lương trong hợp đồng lao động là theo thời gian, theo sản phẩm, hay lương khoán, Chúng tôi mới có thể trả lời chính xác câu hỏi của anh (chị).
 

Làm thêm giờ
Hỏi đáp mới nhất về Làm thêm giờ
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn số giờ làm thêm khi người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo làm thêm giờ theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, những ngành nghề nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi trả tiền lương do sử dụng NLĐ làm thêm giờ có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được từ chối tăng ca ngày lễ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 được tính lương làm thêm giờ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01b-LĐTL bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
1 tháng được làm thêm bao nhiêu giờ? Có được yêu cầu làm thêm giờ mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Làm thêm giờ
Thư Viện Pháp Luật
390 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Làm thêm giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm thêm giờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào