Không trả lương cho NLĐ do làm mất dụng cụ có đúng luật?

Khi tuyển dụng, Cty yêu cầu tôi phải nộp hồ sơ gốc (bằng ĐH, bảng điểm). Trong thời gian làm việc, tôi làm mất một số dụng cụ. Tôi đã có văn bản báo cáo việc này. Nay tôi nghỉ việc, đã mua trả dụng cụ cho Cty và làm đầy đủ thủ tục bàn giao trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, Cty yêu cầu tôi phải viết đơn nhận đã trộm cắp tài sản thì mới trả lương và hồ sơ gốc. Cty còn cho người nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa giết tôi (có bằng chứng), tôi rất lo sợ. Đề nghị Quý báo tư vấn, tôi nên làm như thế nào? ([email protected])

Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để tham khảo, như sau:  
 Bộ luật Lao động năm 2012: 

“Những hành vi người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (NLĐ)” (khoản 1 Điều 20). 

“Nguyên tắc trả lương: NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương” (Điều 96) 

Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) quy định:
“Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (khoản 1 Điều 103) 

Như vậy, việc công ty yêu cầu anh phải nộp bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ và giữ lương của anh là đã vi phạm nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 20, Điều 96 BLLĐ. Do đó, anh có thể yêu cầu Cty thực hiện trách nhiệm trả tiền lương, trả giấy tờ. Trường hợp Cty không thực hiện, anh có thể khởi kiện tại Tòa án cấp có thẩm quyền hoặc tố cáo vi phạm nêu trên tới Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.

Về việc Công ty “đe dọa giết”, anh có thể tố giác tới cơ quan công an và yêu cầu xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu xác minh của cơ quan chức năng cho thấy: có căn cứ làm cho người bị đe doạ (thực sự) lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện thì người đe dọa có thể bị xử lý theo quy định của Điều 103 BLHS.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vòng 30 ngày người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào