Quyền lợi của NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật?
Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) để anh tham khảo, như sau:
“Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 39).
“Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật :Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động” (khoản 1 Điều 42).
Như vậy, căn cứ theo quy định ở trên, công ty không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh là trái luật (theo khoản 1 Điều 39 BLLĐ). Theo đó, công ty phải nhận anh trở lại làm việc và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với anh theo khoản 2 Điều 42 BLLĐ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?