Đánh thuốc mê người khác để chiếm đoạt tiền là phạm tội cướp tài sản
Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Theo tình huống anh (chị) nêu, T bị coi là có hành vi cướp tài sản. Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 sủa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS), thì cướp tài sản là hành vi: “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”.
Như vậy, tội cướp tài sản có ba dạng hành vi khách quan: (i) Hành vi dùng vũ lực, (ii) Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, (iii) Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác (như đánh, chém, trói, hoặc nhốt…), nhằm đè bẹp hoặc tê liệt ý chí làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là trường hợp người phạm tội sử dụng lời nói hoặc bằng cử chỉ hành động dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu như chống cự lại việc chiếm đoạt.
Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự. Ở dạng hành vi này, người phạm tội không cần dùng tới vũ lực hay lời lẽ đe dọa. Tuy nhiên, hành vi này có cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc bởi chúng đểu có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự. Do vậy, hành vi sử dụng thuốc mê trong tình huống anh (chị) nêu trên thuộc vào dạng hành vi thứ ba của tội cướp tài sản.
Người phạm tội cướp tài sản có lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Hành vi cướp tài sản xâm phạm đồng thời tới quyền được bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người và quyền sở hữu tài sản, được pháp luật hình sự bảo vệ.
Cướp tài sản được coi là tội rất nghiêm trọng. Do đó, tất cả những người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi cướp tài sản.
Khung hình phạt cơ bản của tội cướp tài sản từ 03 năm đến 10 năm. Phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng có thể phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?