-
Các tội phạm
-
Tội xâm phạm an toàn công cộng
-
Tội đánh bạc
-
Tội gây rối trật tự công cộng
-
Tội môi giới mại dâm
-
Tội chống người thi hành công vụ
-
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
-
Tội hành nghề mê tín dị đoan
-
Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng
-
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
-
Tội phạm về ma túy
-
Tội xâm phạm an ninh quốc gia
-
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
-
Tội xâm phạm sở hữu
-
Tội phá hoại hòa bình
-
Tội xâm phạm quyền tự do
-
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
-
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
-
Tội xâm phạm về môi trường
-
Tội phạm về chức vụ
-
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
-
Tội xâm phạm về nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân
-
Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Khi nào thì bị coi là phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt?
Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định:“Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (bị coi là tội phạm) là hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bao gồm:
(i): Đào, phá mồ mả: là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ và mục đích khác nhau. Ví dụ: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; đề che dấu hành vi phạm tội...Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài họa tiết trang trí trên mộ...
(ii): Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để trong mộ. Ví dụ: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) để chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, đi ảnh,...).
(iii): Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt: Hành vi khác nói ở đây là bất cứ hành vi nào mà xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt như: đánh tráo thi thể, lấy các bộ phận của thi thể, đánh tráo hoặc chiếm đoạt hài cốt, chia sẻ hài cốt,...
Người phạm tội với lỗi cố ý, là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ 16 trở lên.
Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi hành vi này xâm phạm vào trật tự xã hội, xâm phạm vào phong tục tập quán của dân tộc đối với thi thể, mồ mả, hài cốt của những người đã chết.
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội phạm ít nghiêm trọng với mức hình phạt (cơ bản) là bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Thư Viện Pháp Luật
- Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất hiện nay? Hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì?
- Biển thủ công quỹ là gì? Biển thủ công quỹ đi tù bao nhiêu năm?
- Mẫu bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mới nhất hiện nay?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất hiện nay?
- Séc là gì? Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là bao lâu?