Chứa chấp tài sản trộm cắp có bị xử lý hình sự?
Luật gia Nguyễn Khánh Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích một số quy định của pháp luật để anh tham khảo, như sau:
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:
“Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.” (khoản 1, khoản 2 Điều 250)
Như vậy, bạn của anh (chị) biết rõ chiếc xe là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn đồng ý trông giữ hộ, đây là hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có vi phạm nghiêm trọng quy đinh tại điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hơn nữa, việc bạn của anh (chị) cất giữ tài sản ăn trộm nhưng với mục đích bất chính nhằm trục lợi nên bạn của anh (chị) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 250 của Bộ luật Hình sự là phạt tù từ hai đến bảy năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?