Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu thế nào?
Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau: “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện ở hai dạng hành vi sau:
- Hành vi chứa chấp tài sản: là hành vi giữ tài sản (trực tiếp hoặc nhờ người khác) hoặc là hành vi tạo điều kiện về địa điểm cất giữ tài sản như cho để tài sản ở nơi ở, nơi làm việc hoặc trong phương tiện giao thông của mình.
- Hành vi tiêu thụ tài sản: là những hành vi có tính chất làm dịch chuyển tài sản từ người có tài sản do người khác phạm tội sang người khác như hành vi mua tài sản, tạo điều kiện để bán hoặc trao đổi tài sản đó.
Trong đó, tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ đã thực hiện trước đó như tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản hoặc tội phạm khác
Người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phạm tội khi có lỗi cố ý, nghĩa là họ biết rõ tính chất của tài sản mà mình chứa chấp, tiêu thụ nhưng vẫn cố tình phạm tội và việc thực hiện không phải do đã có sự hứa hẹn trước.
Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng , phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Ngoài các mức phạt trên, pháp luật còn quy định ba khung hình phạt tăng nặng sau:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp ; c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; d) Thu lợi bất chính lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn; b) Thu lợi bất chính rất lớn.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn; b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có các hành vi như phân tích ở trên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu: Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn; hoặc: Thu lợi bất chính đặc biệt lớn (tội rất nghiêm trọng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?