Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (2)
Trả lời:
Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, đó là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì:“vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó”.
Tuy nhiên, quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc với những người không có quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 642 và Điều 643 – Bộ luật Dân sự năm 2005 (bao gồm: a.Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản) (Khoản 1, Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Theo quy định pháp luật hiện hành, thì cậu em chồng của bạn bị tàn tật, không có khả năng lao động sẽ được quyền hưởng một phần di sản (phần di sản được hưởng theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 quy định) của mẹ chồng bạn để lại. Do vậy, nếu chị chồng của bạn được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho người em bị tàn tật phần di sản mà người em được hưởng thì người em có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Vì cậu em chồng của bạn bị tàn tật, nhưng chưa có cơ sở xác định mất năng lực hành vi dân sự hoàn toàn hay chưa. Do đó, trước tiên, bạn cần phải đưa cậu em chồng đi giám định tại tổ chức giám định. Nếu có kết luận cậu em chồng của bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì bạn sẽ phải yêu cầu tòa án tuyên bố cậu em chồng của bạn mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi có tuyên bố của tòa án, người giám hộ đương nhiên của cậu em chồng của bạn sẽ là người con cả. Tuy nhiên, người con cả ở đây (tức là chị chồng của bạn là đối tượng có liên quan trong vụ kiện) nên không đủ điều kiện làm người giám hộ. Vì vậy người giám hộ đương nhiên trong trường hợp thư bạn nói sẽ là người con tiếp theo (tức là chồng bạn – là người anh trai thứ của cậu em chồng của bạn) và người này có quyền đại diện cho cậu em chồng của bạn trong các giao dịch, tranh chấp dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?