Doanh nghiệp xã hội được hưởng những ưu đãi gì?
Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 8/12/2015, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp tương ứng và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Ngoài các khoản viện trợ nêu trên, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hình thức hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.
Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp doanh nghiệp xã hội chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp xã hội chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong 4 trường hợp:
- Hết thời hạn cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp;
- Vấn đề xã hội, môi trường trong cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư;
- Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội, toàn bộ số dư tài sản hoặc tài chính còn lại của các khoản viện trợ, tài trợ đã được nhận phải chuyển lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Doanh nghiệp xã hội chỉ được chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường nếu vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã xử lý số dư của khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp đã nhận.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?