Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia tư vấn luật Trần Thị Hậu – Công ty luật Hợp Danh FDVN cho biết, khi tham gia giao thông đường bộ, việc dừng xe, đổ xe, mở cửa xe phải thực hiện đúng quy định pháp luật, theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008. Riêng, đối với việc mở cửa xe đã quy định: “Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn”.
Trong trường hợp việc vi phạm về việc mở cửa xe mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt theo điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Hoặc không trực tiếp hậu quả nhưng chính hành vi mở cửa xe thiếu quan sát, bất cẩn, vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008 là nguyên nhân gây ra những tai nạn. Hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) là yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202.
Đồng thời, hậu quả xảy ra xuất phát từ hành vi là làm chết một người có thể truy tố người mở cửa xe theo Khoản 1. Điều này dựa trên hướng dẫn tại Khoản 4.1 Điều 4 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP. Tùy tính chất hành vi phạm tội mà mức phạt được áp dụng là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Vấn đề xác định lỗi của người lái xe trực tiếp gây ra cái chết cần phải xác định rõ các yếu tố dẫn đến việc va chạm, ví như tốc độ lái xe có đảm bảo hay không, có lỗi trong vấn đề quan sát hay không để xem xét trách nhiệm một cách chính xác. Nếu hoàn toàn không có lỗi dẫn đến cái chết mà việc gây ra hậu quả chết là do “sự kiện bất ngờ” từ việc nạn nhân ngã ra đường thuộc trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 1999.
Về đền bù tổn thất vật chất và tinh thần cho gia đình nạn nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Trong trường hợp người lái xe trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân có hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm hình sự thì cả người lái xe này và người mở cửa xe cùng liên đới chịu trách nhiệm đền bù.
Ngoài ra, nếu người trực tiếp lái xe làm nạn nhân chết không có lỗi, thuộc trường hợp gây hại vì sự kiện bất ngờ thì cũng có thể phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định về việc sở hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/ 2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cần xác định tư cách chủ thể rõ ràng của người lái xe thuộc từng trường hợp theo luật định để xem xét họ có trách nhiệm bồi thường khi không có lỗi theo quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không.
Như vậy, tình huống thực tế phát sinh nhưng cần có sự điều tra kỹ lưỡng, kết luận chi tiết các vấn đề liên quan để có thể đưa ra các nhận định chi tiết đối với vụ việc, còn về trách nhiệm của các bên liên quan thì được xem xét đối với từng bên khác nhau.
NHÂN NHÂN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?