Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Bạn tôi cưới vợ người Trung Quốc được 5 năm có một con nhưng không đăng kí kết hôn. Nay muốn li hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Hiện nay việc nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nam nữ tuy không chung sống với nhau, không đăng ký kết hôn nhưng có con chung rất nhiều. Thực trạng nay mang đến rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi xác lập quan hệ cha mẹ con cũng như phân định quyền nuôi con.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì dù nam nữ có kết hôn hay không kết hôn thì mối quan hệ giữa cha  mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối như sau: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Như vậy dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt đối xử.

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Đối với trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình. Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Như vậy cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái, dù đó là con trong giá thú hay ngoài giá thú, pháp luật bảo vệ quyền nuôi con nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ.

Một số trường hợp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi, điều này được áp dụng theo quy định Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Lưu ý đối với trường hợp này các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con để tòa án có căn cứ giải quyết.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha.

Cha mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 như sau:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi thì con sẽ được giao cho bạn nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì không ai có quyền hạn chế quyền của bạn đối với con bạn.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Đăng ký kết hôn
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký kết hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Mất thẻ căn cước có đăng ký kết hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất? Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm bạn gái có thai có bắt buộc phải đăng ký kết hôn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức cấp dưỡng mà người cha phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ có bắt buộc phải chuyển khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có giới hạn số lần đăng ký kết hôn không? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong năm 2024, sinh năm 2006 đã đủ tuổi kết hôn chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối trong trường hợp nào? Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ 02 con trước 35 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải có đám cưới thì mới được công nhận là vợ chồng theo quy định của pháp luật đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký kết hôn
Thư Viện Pháp Luật
315 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký kết hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký kết hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào