Phụ cấp lâu năm được cộng dồn nếu có thời gian đứt quãng
GD&TĐ - Tháng 9/1998 tôi nhận quyết định về công tác tại trường tiểu học công của tỉnh Trà Vinh. Năm 2005, địa bàn trường tôi đứng chân được Nhà nước công nhận là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Năm 2012, địa bàn đó thoát nghèo và chuyển thành vùng thuận lợi và đến đầu năm 2014 lại tái nghèo, trở thành vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước. Hiện cán bộ, giáo viên chúng tôi đã hưởng đầy đủ phụ cấp thu hút. Xin hỏi, theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP, phụ cấp lâu năm của chúng tôi được tính như thế nào? – Nguyễn Anh Quân (nguyenanhquan***@gmail.com).
* Trả lời:
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch số: 08/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”; hướng dẫn về phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định trên như sau:
Đối tượng và mức phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ điều -CP. Cụ thể:
- Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
- 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
- Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều này là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn), bao gồm: Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, phụ cấp lâu năm của bạn sẽ được cộng dồn trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2012 và từ đầu năm 2014 đến nay.
Do bạn không nói rõ ngày tháng công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nên chúng tôi không có cơ sở để trả lời chính xác cho bạn về mức phụ cấp lâu năm theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP. Vì vậy bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu mức phụ cấp này tại Điều 5 của Nghị định.
Cách tính như sau:
Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm |
= |
Mức lương tối thiểu chung |
x |
Mức phụ cấp được hưởng theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?