Cách tính định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên

Ông Nguyễn Mậu Hiền, giảng viên Đại học Huế đề nghị giải đáp một số nội dung liên quan đến cách xác định mức giờ chuẩn giảng dạy theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Theo phản ánh của ông Hiền, vừa qua, Đại học Huế dự thảo Quy định về chế độ làm việc cho giảng viên, trong đó tổng quỹ thời gian làm việc là 1.760 giờ, tổng định mức giờ chuẩn của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp đều là 440 giờ. Còn theo ông Hiền, cách tính giờ chuẩn giảng dạy theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT thì tổng quỹ thời gian làm việc vẫn là 1.760 giờ, nhưng định mức giờ chuẩn chỉ 270 giờ. Việc quy đổi giờ chuẩn trong dự thảo Đại học Huế đưa ra như sau: Đối với nhiệm vụ giảng dạy, chuẩn bị trước, sau tiết giảng là 2,3 giờ đến 3,3 giờ và được quy đổi thành 1 giờ chuẩn; trực tiếp lên lớp là 1 giờ. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ 4,3 đến 6 giờ được quy đổi thành 1 giờ chuẩn. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng, nhiệm vụ khác từ 3,7 giờ đến 8,7 giờ và được quy đổi thành 1 giờ chuẩn. Ông Hiền hỏi, cách quy đổi như trên có hợp lý và đúng quy định không? Đại học Huế tăng định mức giờ chuẩn của giảng viên như vậy có trái với Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định: "Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định".

Giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên được quy định cụ thể tại các Điểm a, b, Khoản 1, Điều 5; thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT.

Theo quy định, mỗi giảng viên trong một năm học phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường với tổng quỹ thời gian là 1.760 giờ.

Trong đó, định mức giờ chuẩn giảng dạy là 270 giờ chuẩn (tương đương với 900 giờ hành chính); quỹ thời gian còn lại sau khi đã trừ thời gian dành cho việc giảng dạy là dành cho thực hiện nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường.

Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT chỉ hướng dẫn quy đổi ra giờ chuẩn đối với một số nhiệm vụ cụ thể tại các Khoản 2, 3, Điều 5 quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn.

Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT không hướng dẫn quy đổi ra giờ chuẩn đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường. Mỗi giảng viên tự xây dựng kế hoạch và sắp xếp thời gian phù hợp với năng lực của cá nhân để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong một năm học.

Chế độ làm việc của giảng viên căn cứ đặc thù chuyên ngành

Tại Điều 9 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, cụ thể: "Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy định tại Thông tư này, đặc thù của từng bộ môn, chuyên ngành đào tạo và điều kiện cụ thể của đơn vị ban hành văn bản quy định chi tiết chế độ làm việc của giảng viên tại cơ sở".

Căn cứ quy định trên tại Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, Đại học Huế có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định chi tiết chế độ làm việc của giảng viên để áp dụng tại đơn vị nhằm bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ giảng viên. 

Tuy nhiên, việc áp dụng chỉ thực hiện khi đơn vị đã xây dựng chi tiết và ban hành văn bản tại cơ sở.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2 cần giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
872 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào