Người được cử tuyển không nhất thiết phải ở vùng ĐBKK
* Trả lời:
Theo Điều 5 Nghị định số: 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ: Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, quy định về đối tượng và chỉ tiêu cử tuyển như sau:
* Đối tượng cử tuyển
- Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh, ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.
- Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở khu vực III, II (có thể xét cả đối tượng ở khu vực I trong trường hợp dân tộc thiểu số đó có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước hoặc việc cử tuyển đối với các đối tượng này ở khu vực III, II không đủ chỉ tiêu được giao) từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh.
Các khu vực III, II, I nêu trên được xác định theo quy định phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ tướng Chính phủ.
* Về chỉ tiêu cử tuyển
- Chỉ tiêu cử tuyển được xác định theo từng năm, trong kế hoạch tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp của Nhà nước và được cơ quan có thẩm quyền giao theo từng ngành nghề, trình độ đào tạo;
- Chỉ tiêu cử tuyển đối với đối tượng quy định tại mục b khoản 1 Điều này phải được giao riêng trong tổng chỉ tiêu cử tuyển giao hàng năm cho các địa phương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Căn cứ vào quy định nêu trên, người được cử tuyển không nhất thiết phải có hộ khẩu thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó mà có thể là người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở khu vực III, II.
Vì vậy bạn có thể tham khảo các quy định nêu trên và các điều khoản được quy định tại Nghị định số: 134/2006/NĐ-CP để xác định chính xác đối tượng được cử tuyển.
Sỹ Điền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đơn đề nghị kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Bộ đội Biên phòng được thành lập vào ngày tháng năm nào?
- Các trường lấy điểm đánh giá năng lực 2025 cập nhật mới nhất?