Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Người thi hành công vụ là ai?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về người thi hành công vụ như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
[...]

Như vậy, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
[...]
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ như sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ, bao gồm:

- Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;

- Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;

- Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;

- Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;

- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Người thi hành công vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người thi hành công vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên tình nguyện đi phân luồng giao thông có phải là người đang thi hành công vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
11 hành vi vi phạm xâm phạm cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị nghiêm cấm theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 183 bảo vệ người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án từ ngày 18/09/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Những chi phí nào được Nhà nước bồi thường cho thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm bởi người thi hành công vụ gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Có bao nhiêu nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người thi hành công vụ
Lê Nguyễn Minh Thy
174 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào