Hiệu phó có được hưởng lương thu hút giáo viên vùng khó?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi của bạn không nêu rõ bạn là người cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK hay là người được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK nên không có cơ sở để trả lời cụ thể. Chúng tôi trích các quy định pháp luật như sau.
Các chế độ, chính sách dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (sửa đổi bằng Thông tư số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC). Trong đó, có phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi.
Đối tượng áp dụng của Thông tư trên theo Điểm a, c Khoản 1 Mục I bao gồm:
“a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả những người trong thời gian thử việc hợp đồng) hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của Nhà nước thuộc biên chế trả lương ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm a và b nêu trên, bao gồm:
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trường, Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Các nhà giáo (bao gồm cả những người đã là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo) được phân công làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo hoặc công tác tại các phòng giáo dục và đào tạo mà cơ quan phòng giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”
Về phụ cấp thu hút
Căn cứ Điểm a, Mục 4 Phần II Thông tư Thông tư số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (sửa đổi bằng Thông tư số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC) quy định:
“4. Phụ cấp thu hút
a) Đối tượng được hưởng
Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại khoản 1 mục I Thông tư này kể cả những người mới tốt nghiệp được cấp có thẩm quyền tuyển dụng và bố trí công tác (bao gồm người thuộc địa phương và từ địa phương khác đến) được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền điều động từ nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, trường hợp cán bộ quản lý giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, đã hết thời hạn công tác theo quy định (3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam) nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, tiếp tục ở lại công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK cho đến nay thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.
Trường hợp cán bộ quản lý giáo dục là người thuộc địa phương vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công tác tại cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, không thuộc đối tượng tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ- CP (mặc dù trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, cán bộ quản lý giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác mà cơ sở giáo dục đó cũng ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK).
Với trường hợp nhà giáo đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nếu đã hết thời hạn công tác theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nhưng tình nguyện ở lại định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK cũng không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.
Các trường hợp này, sau khi đã hưởng đủ chế độ phụ cấp thu hút đủ 5 năm theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP thì chuyển hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Theo Vietnamnet
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?