Giáo viên của trung tâm dạy nghề được hưởng phụ cấp đứng lớp
* Trả lời:
Theo Điều 1, Mục I Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC, ngày 23/1/2006 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, phạm vi và đối tượng áp dụng Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg bao gồm:
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Còn tại Điều 2 Mục I, Thông tư này hướng dẫn về điều kiện áp dụng như sau:
Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;
Theo điểm c, Điều 1 Mục II hướng dẫn: Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
Cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng, phương thức chi trả và nguồn chi trả được quy định tại Mục II và Mục III của Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.
Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên, nếu bạn vẫn đang trực tiếp giảng dạy tại trung tâm dạy nghề của huyện thì bạn đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi, hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Sỹ Điền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?