Quy định về tiêu chuẩn của giảng viên

GD&TĐ - Hỏi: Trước đây tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội khoa Cơ khí chế tạo. Ra trường, tôi may mắn xin được làm hợp đồng ở một trường Đại học. Do được đánh giá tốt về nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn nên sau 1 năm làm hợp đồng tôi được nhà trường ký hợp đồng dài hạn. 2006 tôi chính thức tốt nghiệp loại khá hệ vừa học, vừa làm trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau đó tôi được phân công chính thức làm giáo viên hướng dẫn thực hành. Tuy nhiên, năm 2011, nhà trường tiến hành rà soát lại tất cả giáo viên thực hành và không cho tôi được giảng dạy với lý do là tôi tốt nghiệp Đại học không chính quy và điều chuyển sang làm công việc quản lý và chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thực hành. Tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng không được. Vậy xin được hỏi quý báo: Trường hợp của tôi, nhà trường lấy lý do như vậy để điều chuyển công tác có đúng hay không? – Nguyễn Phúc Minh tỉnh Bình Dương

* Trả lời:

Theo điều 24, Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ -TTg ngày 22/9/2010 của Thủ trường Chính phủ quy định về tiêu chuẩn của giảng viên như sau:

1. Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 

Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo Đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thác sĩ, tiến sĩ.

3. Có trình độ ngoại ngữ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

4. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

5. Lý lịch bản thân rõ ràng.

Với những quy định trên, nếu như bạn đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện trên thì việc nhà trường quyết định anh không được giảng dạy với lý do là không có bằng Đại học hệ chính quy là chưa đúng với văn bản chính sách hiện hành. 

Vì theo khoản 2 điều 24 Điều lệ trường Đại học không quy định tiêu chuẩn giảng viên cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy.

Còn trong trường hợp bạn chưa đầy đủ các điều cần thiết ví dụ như: chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa đủ sức khỏe và một số điều kiện về văn bẳng, chứng chỉ khác thì việc điều động anh sang làm việc khác là đúng với quy định.

Sỹ Điền

Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ thai sản cho giảng viên
Hỏi đáp pháp luật
Lương thừa giờ khi thử việc của giảng viên?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tiêu chuẩn của giảng viên
Hỏi đáp pháp luật
Quy định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sỹ
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên có trình độ tiến sỹ được kéo dài thời gian làm việc
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
362 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào