Tội gây rối trật tự công cộng

Tôi và anh trai cùng 2 người bạn đến nhậu tại một quán nhậu gần nhà thì có xích mích dẫn đến đánh nhau với một nhóm bên kia. Nhóm tôi gồm tôi anh trai tôi và hai người nữa ngồi nhậu thì có một nhóm khác vào ngồi gần bàn nhậu của tôi. Chúng tôi có những lời lẽ không hay dẫn đến nhóm bên kia đánh nhóm tôi. Tôi với nhóm của tôi có cầm chén đĩa, ghế chống trả lại và bỏ chạy. Anh trai tôi bị đánh tỷ lệ thương tật 38%, tôi cũng bị thương tật nhưng không giám định. Sau hôm xảy ra sự việc thì sáng hôm sau cả hai nhóm đều bị bắt. Nhóm kia và nhóm tôi đều bị công an bắt tạm giữ. Nhóm tôi bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Bị tạm giữ hết 9 ngày thì cả 2 nhóm đều được tha về vì lúc đó anh tôi chưa có kết quả giám định thương tật. Sau khi có kết quả giám định thương tật là 38% thì cả 2 nhóm đều bị bắt lại và tạm giam 2 tháng, nhóm bên kia có 2 người bị khởi tố tội cố ý gây thương tích, còn 1 người tội gây rối trật tự công cộng, nhóm tôi cũng bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng. Bị tạm giam 2 tháng, đến lúc gần Tết tôi và nhóm của tôi được thả về. Vài tháng sau công an kêu tôi lên kết luận điều tra và cho rằng hành vi cầm chén đĩa, ghế đánh lại nhóm bên kia phạm tội gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi đã bị bắt giam 2 lần liệu tôi có bị bắt lần thứ 3 không và ra tòa tôi được hưởng án treo hay bị tù giam?

Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

- Thứ nhất, về vấn đề tạm giam: Theo như thông tin bạn cung cấp thì không phải bạn đã bị bắt giam 2 lần, và tiếp theo lại bị bắt giam lần thứ 3. Mà thực tế, bạn bị tạm giữ 9 ngày, rồi sau đó mới bị tạm giam 2 tháng, sau khi được tại ngoại thì công an lại triệu tập bạn để cho bạn biết kết luận điều tra, chứ không phải là bắt tạm giam lần thứ 3. Thời hạn tạm giữ 9 ngày và thời hạn tạm giam 2 tháng là phù hợp với quy định tại Điều 87 và Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999.

 

-  Thứ hai, về tội gây rối trật tự gây hậu quả nghiêm trọng:

Điều 245 BLHS quy định:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

 

 Nghị quyết 02/2003/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quiyđịnh của BLHS (Phần tội phạm) có quy định

...

Điểm 5. Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự

5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

d. Chết người;

đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...

Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).

 Như vậy, cơ quan điều tra sẽ đối chiếu hành vi cụ thể của bạn đối với các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên để xác định hành vi của bạn sẽ chịu chịu chế tài nào của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 245 BLHS thì bạn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm an toàn công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào