Toàn văn Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT về phân cấp trong lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương như thế nào?
Toàn văn Thông tư 12 2025 TT BGDĐT về phân cấp trong lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương như thế nào?
Ngày 12 tháng 6 năm 2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Theo đó Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT đưa ra nguyên tắc phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục như sau:
[1] Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của Luật Tổ chức Chính phủ 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và các Nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục.
[2] Bảo đảm phân quyền, phân cấp, phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; không trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
[3] Bảo đảm không ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực giáo dục mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[4] Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phân định thẩm quyền do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Xem thêm chi tiết Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT tại;
Toàn văn Thông tư 12 2025 TT BGDĐT về phân cấp trong lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như sau:
- Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục công lập theo quy định;
- Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục;
- Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;
- Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo và cơ sở giáo dục;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
- Tổ chức hoặc phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục theo quy định, thẩm quyền được giao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 37/2025/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 4 Nghị định 109/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Vụ Giáo dục Mầm non.
- Vụ Giáo dục Phổ thông.
- Vụ Giáo dục Đại học.
- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Vụ Học sinh, sinh viên.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Văn phòng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên.
- Báo Giáo dục và Thời đại.
- Tạp chí Giáo dục.
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều 3 Nghị định 37/2025/NĐ-CP là các tổ chức thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 16 đến khoản 18 Điều 3 Nghị định 37/2025/NĐ-CP là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Mẫu TP QT 2025 ĐXTQT 2 Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện thế nào?
- Trường đại học nào xét tuyển khối Toán Sinh GDKTPL năm 2025?
- Mẫu TP QT 2025 ĐXTLQT 2 Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện thế nào?
- Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối A10 năm 2025 như thế nào?