Trình tự xác minh nội dung tố cáo trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Tố cáo trong tổ chức công đoàn là gì?
Tại khoản 14 Điều 3 Quy định 05/QĐ-TLĐ năm 2024 giải thích về tố cáo trong tổ chức công đoàn như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
[…]
14. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục của Quy định này báo cho cơ quan, tổ chức công đoàn có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cán bộ công đoàn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
Như vậy, tố cáo trong tổ chức Công đoàn là việc cá nhân theo thủ tục tại Quy định 05/QĐ-TLĐ năm 2024 báo cho cơ quan, tổ chức công đoàn có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cán bộ công đoàn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
Trình tự xác minh nội dung tố cáo trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự xác minh nội dung tố cáo trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Việc xác minh nội dung tố cáo trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 28 Quy định 05/QĐ-TLĐ năm 2024 như sau:
(1) Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc phối hợp với cơ quan kiểm tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản .
(2) Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm giao xác minh;
- Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
- Nội dung cần xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
(3) Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
(4) Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
(5) Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
- Yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được;
- Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
- Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo;
(6) Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
(7) Rút tố cáo
Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo của tổ chức công đoàn?
Căn cứ Điều 21 Quy định 05/QĐ-TLĐ năm 2024, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo trong tổ chức Công đoàn:
- Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
- Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
- Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
- Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
- Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
- Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
- Bao che người bị tố cáo.
- Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
- Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
- Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
Xem thêm chi tiết tại Quy định 05/QĐ-TLĐ năm 2024 ngày 30/12/2024.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Danh sách 9 Thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh Đồng Tháp từ 1/7/2025 có địa bàn quản lý ra sao?
- Thuế cơ sở 3 thành phố Hà Nội có địa chỉ trụ sở chính ở đâu?
- Phường Phú Nhuận TPHCM gồm các phường nào hình thành từ 1/7/2025?
- Phường An Hội Tây TP Hồ Chí Minh gồm những phường nào hình thành từ 1/7/2025?